+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp ăn mừng vì bãi bỏ Thông tư 37

    • DSPL
    ĐS&PL Ngày 12-10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Thông tư 23 bãi bỏ quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm.

    Ngày 12-10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Thông tư 23 bãi bỏ quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (có hiệu lực từ ngày 26-11), các DN cho rằng phải ăn mừng vì sẽ tiết kiệm hàng tỷ đồng do không còn phải thực hiện quy định này.

    Từ 26-11, khi NK vải doanh nghiệp không phải thực hiện kiểm tra hàm lượng formandehyt. Ảnh: T.Hòa.

    Là doanh nghiệp lên tiếng nhiều nhất phản đối quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, bà Phạm Kiều Oanh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty May Nhà Bè - Công ty cổ phần cho biết, rất vui khi Thông tư 37 đã được bãi bỏ.

    Theo bà Phạm Kiều Oanh, Thông tư 37 quy định kiểm định chất amin thơm và formaldehyt trong vải nhập khẩu thay cho Thông tư 32 đã tạo nên những phiền nhiễu, gây bức xúc cho DN trong suốt hơn 7 năm qua; làm DN không những tiêu tốn thời gian mà còn tốn thêm chi phí giám định rất lớn. Chưa kể những chi phí phát sinh do lưu kho bãi trong thời gian DN phải chờ lấy kết quả và được thông quan.

    Có thể nói, chính Thông tư 32 và nay là Thông tư 37 của Bộ Công Thương là một nút thắt, một gánh nặng thêm cho việc đội chi phí xuất nhập khẩu của DN. Với cách quy định lô hàng nhập khẩu nào về cũng phải kiểm nghiệm, thậm chí cả vải mẫu thì DN dệt may khó có thể cạnh tranh nổi với DN nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt như hiện nay. “Chính vì thế, việc Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư 37 mặc dù quá chậm nhưng doanh nghiệp rất mừng. Mừng đến nỗi, trưa nay tôi tổ chức cho anh em ăn mừng vì đã trút được gánh nặng suốt 7 năm qua"- bà Oanh chia sẻ.

    Không chỉ thuận lợi với doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng rất phấn khởi khi Thông tư 37 được bải bỏ. Ông Phạm Văn Hiệp, Phòng XNK Công ty Farshion Garment cho biết, là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chuyên gia công, sản xuất xuất khẩu mặt hàng dệt may, mỗi tháng chúng tôi mở khoảng 1.000 tờ khai hải quan XNK hàng hóa, trong đó, hàng mẫu nhập khẩu khoảng 100 lô, mỗi lô tốn chi phí khoảng 1 triệu đồng cho việc thực hiện kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm.

    Không chỉ tiết kiệm cả tỷ đồng một năm, các doanh nghiệp cho biết, họ còn tiết kiệm được nguồn nhân lực, thời gian chờ đợi, chi phí lưu hàng hóa tại cửa khẩu chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành…

    Đại diện Công ty chuyển phát DHL cho biết, việc bãi bỏ quy định về kiểm tra hàm lượng formandehyt trên sản phẩm dệt may đã giúp doanh nghiệp tháo gỡ được nhiều khúc mắc với khách hàng. Là đơn vị đại diện cho khách hàng làm thủ tục hải quan nhập khẩu các lô hàng quà biếu, quà tặng, các lô hàng mẫu... mội ngày có tời cả trăm lô hàng. Tuy nhiên, quy định về quản lý kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công Thương đã ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí và thời gian giao hàng cho khách.

    Việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm thực hiện theo quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCT trước đây và Thông tư 37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương đã gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp.

    Cụ thể, với việc điều chỉnh thông tư 37 về việc kiểm tra chất formaldehyde trong hàng dệt may, hiện Hiệp hội dệt may và một số doanh nghiệp, VCCI kiến nghị Chính phủ bỏ vì cho rằng, việc lấy mẫu kiểm tra chất nhuộm vải formaldehyde có chứa chất gây ung thư mất quá nhiều thời gian, tốn kém, không có cơ sở pháp lý, trái luật.

    Qua kết quả khảo sát của dự án GIG, thực tiễn 7 năm kiểm tra hàm lượng formaldehyt, chỉ có một tỷ lệ nhỏ không đáng kể lô hàng không đạt hàm lượng quy định. Theo Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất, từ khi thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT đến 2015, mỗi năm có khoảng 8 000 lô hàng sản phẩm dệt may làm thủ tục NK tại đơn vị này phải kiểm tra hàm lượng formaldehyte, nhưng chỉ có 6 trường hợp (0,0125%) không đáp ứng hàm lượng quy định.

    Tổng Công ty may Nhà Bè và nhiều doanh nghiệp trong suốt 7 năm bị kiểm tra, không lô hàng nào không đáp ứng hàm lượng quy định.Vậy mà, trong 7 năm qua, DN phải trả hàng trăm tỷ chi phí cho việc kiểm tra, làm tăng thời gian thông quan hàng hoá (mỗi lô hàng mất từ 3 – 7 ngày, mỗi năm có nhiều nghìn lô hàng, gây lãng phí nhiều nghìn ngày).

    Nguồn: Báo Hải quan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-nghiep-an-mung-vi-bai-bo-thong-tu-37-a165780.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.