+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp chậm nộp thuế, bị phạt bao nhiêu tiền?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền thuế chậm nộp và tiền lãi phạt chậm nộp thuế. Cách tính phạt chậm nộp thuế được tính như thế nào?

    (ĐSPL) - Doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền thuế chậm nộp và tiền lãi phạt chậm nộp thuế. Cách tính phạt chậm nộp thuế được tính như thế nào? 

    Mức xử phạt nộp chậm tiền thuế mới nhất hiện nay đang được quy định tại khoản 4 điều 5 của Luật số: 71/2014/QH13 - sửa đổi luật thuế và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

    Cụ thể

    người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,05\%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

    Số thuế thiếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc do người nộp thuế tự phát hiện từ ngày 1/1/2015 tiền chậm nộp được áp dụng theo mức 0,05\%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

    Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán nên không nộp thuế đúng thời hạn dẫn đến nợ thuế thì không thực hiện cưỡng chế thuế và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền sinh trong thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán. thuế còn nợ nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán phát

    Nghị định cũng nêu rõ, trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05\%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết. Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế tiền thuế nợ, tiền chậm nộp.

    Doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế bị phạt như thế nào? (Ảnh minh họa)

    Như vậy

    Tiền phạt chậm nộp thuế được tính theo công thức sau:

    Tiền phạt chậm nộp = Tiền thuế chậm nộp x 0.05\% x Số ngày chậm nộp

    Trong đó:

    Tiền thuế chậm nộp: Số tiền thuế còn thiếu phải nộp.

    Số ngày chậm nộp tiền thuế: được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

    Lưu ý:

    – Đối với tiền thuế nộp chậm từ 31/12/2014 trở về trước thì tính tiền thuế chậm nộp theo nguyên tắc:

    + Nếu khoản chậm nộp từ 90 ngày trở xuống tính đến thời điểm 31/12/2014 thì tính tiền thuế chậm nộp theo mức lãi suất là 0.05\%/ngày.

    + Nếu khoản chậm nộp từ 91 ngày trở lên tính đến thời điểm 31/12/2014 thì tính tiền thuế chậm nộp năm 2014 theo mức lãi suất là 0.07\%/ngày.

    – Nếu doanh nghiệp phát hiện khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2015 nhưng sau ngày 01/01/2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05\%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến ngày người nộp thuế nộp tiền thuế khai thiếu.

    Gia hạn nộp thuế

    Về việc gia hạn nộp thuế, Nghị định quy định việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong các trường hợp sau:

    a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ (thiệt hại vật chất là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế, tính được bằng tiền như: Máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền);

    b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;

    c) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày hoặc do phía khách hàng hủy hợp đồng hoặc kéo dài thời gian giao hàng;

    d) Các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác.

    Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 2 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp a, c. Còn thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 1 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp b, d.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]hQiqqdGMtE[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-nghiep-cham-nop-thue-bi-phat-bao-nhieu-tien-a109250.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.