+Aa-
    Zalo

    Doanh nghiệp Mỹ "chào hàng" sửa mặt cầu Thăng Long, bộ GTVT từ chối vì lý do gì?

    • DSPL
    ĐS&PL Tổng cục Đường Bộ Việt Nam đã từ chối một doanh nghiệp Mỹ "chào hàng" sửa mặt cầu Thăng Long để lựa chọn công nghệ châu Âu.

    Tổng cục Đường Bộ Việt Nam đã từ chối một doanh nghiệp Mỹ "chào hàng" sửa mặt cầu Thăng Long để lựa chọn công nghệ châu Âu.

    Mặt cầu Thăng Long đã hư hỏng nhiều lần. Ảnh: VietNamNet

    Thông tin từ đại diện Tổng cục Đường Bộ VN (bộ GTVT), cuối năm 2019, một doanh nghiệp Mỹ từng "chào hàng" bộ GTVT sửa mặt cầu Thăng Long.

    Cụ thể, Tập đoàn Versaflex (Mỹ) đã làm việc với Công ty CP Xây dựng và công nghệ Việt Mỹ Brothers để giới thiệu về công nghệ lớp phủ tại Việt Nam và đề xuất như một phương án sửa chữa cầu Thăng Long tại Hà Nội.

    Theo giới thiệu của doanh nghiệp này, ưu điểm của hệ thống lớp phủ phòng nước chất lượng cao (BDM) là cung cấp giải pháp bảo vệ các kết cấu bản mặt cầu (bê tông, thép), tăng tuổi thọ của kết cấu, tăng cường dính bám với lớp bê tông nhựa phía trên.

    Ngoài ra, công nghệ này được cho là có thể thi công trên các bề mặt không đồng nhất.

    Tuy nhiên, sau khi chào hàng qua tiếp xúc, nhận thấy doanh nghiệp Mỹ chỉ chào mỗi keo dính bám mặt đường, không đủ tin cậy nên bộ GTVT không thể lựa chọn để hợp tác.

    Được biết, công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long được bộ GTVT lựa chọn là công nghệ của châu Âu, đã được áp dụng nhiều nước trên thế giới.

    Tại Việt Nam công nghệ này đã được ứng dụng trong xây dựng dân dụng tại toà nhà Lotte, toà nhà Ngân hàng VietinBank…

    Theo công nghệ này, mặt cầu Thăng Long sẽ cào bóc sạch lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép rồi hàn các đinh neo, lắp đặt lưới thép và đổ một lớp bê tông siêu tính năng (UHPC).

    Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, dự án sửa chữa cầu Thăng Long chính thức khởi công và bắt đầu thi công từ ngày 16/8.

    Quá trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long bao gồm các hạng chủ yếu sau: cào bóc lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép và sơn chống rỉ; hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép; lắp đặt lưới thép; đổ bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ chịu nén 120MPa, dày tối thiểu 6cm; tạo nhám và thi công lớp dính bám sau đó phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa polyme dày 4cm.

    Bên cạnh đó, 6 khe co giãn đã bị hư hỏng cũng được thay thế; sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông để đồng bộ với mặt đường xe chạy.

    Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào cuối quý 4/2020.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-nghiep-my-chao-hang-sua-mat-cau-thang-long-bo-gtvt-tu-choi-vi-ly-do-gi-a338114.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan