+Aa-
    Zalo

    Độc đáo phong tục đón lễ Vu Lan ở các nước trên thế giới

    • DSPL
    ĐS&PL Không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đón lễ Vu lan nhưng theo nét đặc trưng riêng biệt.

    Không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đón lễ Vu lan nhưng theo nét đặc trưng riêng biệt.

    Nghi thức bông hồng cài áo - Ảnh: Minh họa

    - Việt Nam

    Ở Việt Nam, ngày Lễ Vu Lan tổ chức ngày rằm tháng 7 hàng năm là ngày báo hiếu để các thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công sinh thành dưỡng dục cha mẹ tổ tiên.

    Vào ngày này, hàng nghìn người tập trung về các khu đền chùa để tụng kinh cầu nguyện, mong cho các linh hồn sớm siêu thoát. Ngoài ra, một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày đại lễ này đó là “bông hồng cài áo” để nhắc nhở con cháu trân trọng hiếu thảo với đấng sinh thành. Mỗi màu hoa lại tương trưng cho việc cha mẹ còn hay đã khuất, hướng con cháu nhớ về cội nguồn và biết ơn bằng cách thể hiện nhiều hành động cao đẹp.

    - Trung Quốc

    Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, tháng 7 Âm lịch là thời gian mở cổng địa ngục và các linh hồn trở về dương gian. Rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên.

    Vào ngày này, người Trung Quốc sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, ba lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo, đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng các linh hồn sẽ đỡ vất vả hơn dưới cõi âm, không quấy rầy công việc làm ăn, cuộc sống nơi trần thế.

    Các nghi lễ cúng tế diễn ra ngay trên đường, bao gồm: Đốt nến, nhang, vàng mã cho những linh hồn lang bạt. Trong bữa cơm ngày lễ không thể thiếu thịt gà luộc, lợn quay. Ngoài ra có các phong tục kỳ lạ khác như để một chiếc ghế trống cạnh bàn ăn và tin rằng linh hồn người đã khuất sẽ ngồi đó.

    Ở Phúc Kiến, tất cả những cô gái đã lấy chồng dù ở nơi nào cũng phải về tặng quà cho cha mẹ, món quà đó được đặt trong chiếc hòm hoặc rương, gồm quần áo mũ mão.

    Tại Giang Tô, người ta thả bốn chiếc thuyền trên sông, chở theo Kinh Phật, những đồng tiền làm bằng giấy thiếc, đèn lồng và đồ ăn cúng lễ cho cô hồn.

    Riêng ở Quảng Tây, người dân thường giết vịt để cúng bái vì cho rằng các linh hồn thường đứng trên mình vịt, nhờ vịt cõng mà có thể tự do đi lại giữa âm thế và dương gian.

    Thả đèn hoa đăng ở Trung Quốc

    - Malaysia

    Đại lễ Vu Lan còn được người Malaysia gọi là Ngày Tổ tiên. Vào tháng 7 Âm lịch, mọi người sẽ treo đèn lồng quanh nhà và ngoài đường phố.

    Theo phong tục truyền thống, người dân sẽ ngưng các công việc nhà nông để thực hiện các nghi lễ thờ cúng, đốt vàng mã và cầu siêu cho vong linh đã khuất.

    - Nhật Bản

    Tại Nhật Bản, người Nhật cũng có lễ Obon báo hiếu, thường diễn ra vào tháng Tám dương lịch hàng năm. Trong dịp này, hầu hết những người ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà, hoặc đi viếng mộ người thân.

    Obon mang nghĩa “Ngày của người chết.” Đây là một phong tục truyền thống của Phật tử người Nhật, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời.

    Sự kiện quan trọng nhất trong ngày này là việc dâng lửa để soi đường cho linh hồn, với 5 đám lửa được sắp xếp theo chữ Hán, đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong một giờ đồng hồ.

    Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa.

    Vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân Nhật Bản còn đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.

    Người Nhật thường cúng bánh khảo (làm từ bột gạo màu xanh, đỏ, vàng) và thường có hình hoa sen cùng những giỏ trái cây bày biện đẹp mắt trên bàn thờ. Đồ cúng được thay đổi mỗi ngày, ngày 13 là bánh đón linh hồn; ngày 14 là một loại bánh làm từ bột gạo; ngày 15 là bún làm bằng bột mì và ngày 16 là bánh tiễn linh hồn.

    Điệu múa Odori trong ngày lễ Obon

    - Campuchia

    Với người Campuchia, tháng 9 Dương lịch được gọi là ''tháng cô hồn''. Họ tin rằng, khoảng thời gian diễn ra lễ hội, các linh hồn sẽ tìm đến những người thân còn sống của mình để chuộc lại những lỗi lầm từ kiếp trước của họ.

    Trong tháng này có ngày lễ Pchum Ben - một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong lịch tôn giáo Khmer. Lễ Pchum Ben kéo dài 15 ngày. Người Campuchia sẽ mặc quần áo trắng, tập trung tại chùa để tưởng nhớ tổ tiên, cũng như cúng dường phẩm vật lên chùa để các chư tăng ''gửi''cho các linh hồn của người quá cố.

    - Thái Lan

    Lễ Vu Lan tại Thái Lan được diễn ra lớn nhất ở tỉnh Dan Sai, người dân tổ chức những hoạt động huyên náo. Nổi bật nhất là đám rước mặt nạ bằng vỏ trấu hoặc lá dừa cộng với quần áo chấp vá. Vào cuối mùa lễ người dân sẽ lắng nghe thuyết giảng từ các nhà sư.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doc-dao-phong-tuc-don-le-vu-lan-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-a287627.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan