+Aa-
    Zalo

    Độc đáo tiếng nhạc cồng chiêng trong lễ bỏ mả của người Jrai

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Lễ bỏ mả (Phơ Thi) của người Jrai ở Tây Nguyên là một lễ hội lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để từ biệt người chết.
    (ĐSPL) - Lễ bỏ mả (Phơ Thi) của người Jrai ở Tây Nguyên là một lễ hội lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để từ biệt người chết, “tiễn” người chết về nơi cư trú vĩnh viễn. Đây là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền với nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa hát… 
    Xét về mặt tâm lý, lễ hội bỏ mả là nỗi buồn cùng niềm vui hoà trộn nhau. Nỗi buồn vì đây là lần cuối cùng gia đình người thân phải vĩnh biệt người quá cố. Nhưng niềm vui được bộc lộ vì người sống đã làm tròn trách nhiệm của mình đối với người thân qua đời và không lo hồn ma quấy nhiễu, làm hại cuộc sống con người. Đó cũng là dịp thông báo với cộng đồng về sự giải phóng người goá bụa trước tục lệ khắt khe của buôn làng.
    Lễ hội bỏ mả thường diễn ra từ 3 - 5 ngày, nhưng việc chuẩn bị cho ngày lễ được mọi người sắp xếp trước đó cả tháng. Trai tráng trong làng vào rừng đốn gỗ, chặt trúc, cắt tranh đem về khu nhà mồ. Gia đình người thân quá cố làm rất nhiều vò rượu. Còn các già làng thì lo chuẩn bị mấy điệu nhạc cồng chiêng. Thiếu rượu và cồng chiêng là không làm vui lòng khi chia tay với người quá cố.
    Sau khi xong các phần nghi lễ mọi người ăn uống, nhảy múa, đánh cồng chiêng. Trong các trang phục truyền thống, xung quanh khu vực nhà mồ, thanh niên trong làng dựng lên các đống lửa và mọi người nhảy múa theo tiếng nhạc cồng chiêng. Những bản nhạc cồng chiêng trong lễ bỏ mã của người Jrai cũng có điệu riêng, được sáng tác dành riêng cho ngày này.
    Đội cồng chiêng thường là thanh niên trong làng đảm nhận, họ đánh và nhảy múa nhiều giờ liền mà không biết mệt mỏi. Khi hơi men rượu cần lan tỏa, tiếng nhạc cồng chiêng trên tay những nam thanh nữ tú của làng càng rộn ràng.
    Những ngày lễ bỏ mả của dân làng thực sự là một ngày hội văn hóa tưng bừng đầy chất nghệ thuật. Trong những ngày này, người sống ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người chết để rồi lưu truyền tiễn đưa người chết về thế giới bên kia bằng bài tiếng nhạc cồng chiêng, bằng những điệu múa soang.
    Click vào hình dưới để xem clip về các điệu cồng chiêng và múa soang trong lễ bỏ mả:
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doc-dao-tieng-nhac-cong-chieng-trong-le-bo-ma-cua-nguoi-jrai-a52089.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan