+Aa-
    Zalo

    Đổi mới giáo dục phổ thông: Xuất hiện nhiều tên môn học “lạ”

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Bộ GD&ĐT ban hành Dự thảo đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó sẽ có nhiều tên môn học mới.

    (ĐSPL) - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Dự thảo đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới để xin ý kiến xã hội. Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành.

    Theo như Dự thảo công bố, mục đích của chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất như; sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm. Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông còn hướng tới phát triển cho học sinh những năng lực như tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mỹ, thể chất, giao tiếp, hợp tác, tính toán, công nghệ thông tin. Đặc biệt hơn cả là giảm nhồi nhét kiến thức, tăng năng lực của học sinh.

    Những cái tên mới tạo sự hứng thú với học sinh

    Hệ thống môn học cốt lõi:

    Theo dự thảo, hệ thống này được thiết kế theo định hướng đảm bảo cân đối nội dung lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lớp học, thống nhất với các lớp học trước với các lớp học sau, tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên,tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới.

    Cụ thể, môn học cốt lõi lĩnh vực giáo dục đạo đức công dân có tên mới và tên gọi ấy thay đổi theo từng cấp học: Giáo dục lối sống (tiểu học), Giáo dục công dân (THCS) và Công dân với Tổ quốc (THPT). 

    Cốt lõi trong lĩnh vực khoa học, chỉ có một môn khoa học là Cuộc sống quanh ta (các lớp 1,2,3), tách thành hai môn học Tìm hiểu xã hội và Tìm hiểu tự nhiên (các lớp 4,5), tương ứng với hai môn học Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên (THCS).

    Lên THPT, để hài hòa giữa học phân hóa định hướng nghề nghiệp với học toàn diện, môn Khoa học xã hội cùng với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học sẽ dành cho học sinh định hướng Khoa học tự nhiên. Môn Khoa học tự nhiên cùng với các môn Lịch sử, Địa lí sẽ dành cho định hướng khoa học xã hội, đồng thời học sinh còn được tự chọn các chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng cá nhân.

    Xuất hiện môn học bắt buộc và tự chọn:

    Các môn ở cả 3 cấp học được chia thành môn học bắt buộc và môn học tự chọn. Các môn tự chọn chia thành 3 loại:

    Tự chọn tùy ý, học sinh có thể chọn hoặc không chọn; tự chọn trong nhóm môn học, học sinh buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định chương trình;

    Tự chọn trong môn học, học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học. 

    Các môn học bắt buộc đối với học sinh bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Thể dục, Giáo dục lối sống/Giáo dục Công dân, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên/Khoa học tự nhiên, Tìm hiểu xã hội/Khoa học xã hội.

    Ngoài các môn bắt buộc, học sinh được tự chọn tùy ý các môn: Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc, Nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Tự chọn trong môn học: Kĩ thuật/Công nghệm, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

    Với giai đoạn định hướng nghề nghiệp (THPT): Sẽ có 4 môn bắt buộc: Ngữ văn 1, Toán, Công dân với tổ quốc, Ngoại ngữ 1. Ngoài các môn bắt buộc, học sinh được tự chọn tùy ý trong các môn Nghiên cứu khoa học kĩ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ 2. 

    Có thể tự chọn trong nhóm các môn học: Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn 2, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Hoặc tự chọn trong môn học: Thể thao, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Chuyên đề học tập.

    Được biết, học sinh có thể thay đổi môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân nhưng bắt buộc phải hoàn thành số lượng các môn học, chuyên đề học tập tối thiểu theo quy định mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.

    Những đổi mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra nhằm thục hiện việc dạy và học theo một cách mới và hiệu quả: Dạy học theo định hướng năng lực, kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy độc lập của học sinh. Bên cạnh đó cần tăng cường dạy phương pháp học và hướng dẫn tự học cho học sinh, Giảm kiến thức nặng nề, hàn lâm; tăng cường giáo dục đạo đức và kỹ năng sống. Đặc biệt chú trọng phát triển năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Đó chính là cái đích cuối cùng của việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mà Bộ hướng tới.

    HẠNH VŨ (Tổng hợp)

    Video đang được quan tâm: 

    [mecloud]k5pF4yT1uS[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doi-moi-giao-duc-pho-thong-xuat-hien-nhieu-ten-mon-hoc-la-a105038.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.