3 bài xã luận về thầy cô chinh phục mọi cung bậc cảm xúc


Thứ 2, 11/11/2019 | 02:46


Cùng sự kiện

Bài xã luận về thầy cô thường được trang trí ở phần đầu tờ báo tường để thu hút nhiều người đọc.

Bài xã luận về thầy cô thường được trang trí ở phần đầu tờ báo tường để thu hút nhiều người đọc. Dưới đây là những bài xã luận về ngày 20/11 hay mà bạn có thể tham khảo.

Những bài xã luận thể hiện tình cảm của học trò đối với thầy cô - Ảnh: Minh họa

- Bài xã luận "Công ơn thầy cô"

Mới đó mà em đã học đến lớp 12 rồi. Ngày 20/11 năm nay, em cảm thấy khác với mọi năm, có cái gì đó háo hức, bồi hồi, bao kỉ niệm với thầy cồ, bạn vè và mái trường ùa về. Em chợt nhận ra rằng, mình đã là học sinh cuối cấp, chỉ vài tháng nữa sẽ phải bước ra một chân trời mới và rất lâu sau mới có thể gặp lại.

Những năm tháng đi học là những năm tháng tình nghĩa của thầy cô ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Từng ngày trôi qua, em càng thêm lưu luyến, ước gì thời gian sẽ ngừng tại đây để em mãi là học trò của thầy cô.

Em yêu thầy cô rất nhiều cô. Thầy cô luôn là người cha, người mẹ hiền thứ 2 cho em tình thương bao la vô bờ bến. Thầy cô luôn mỉm cười khi nhìn thấy chúng em cố gắng trong học tập. Thầy cô cũng vì chúng em mà không quản ngại điều gì, dù nắng hay mưa, ốm hay đau cũng cố gắng mang tri thức đến với chúng em.

Em biết, vì tình yêu với nghề, vì thương những đứa học trò nhỏ mà các thầy cô đã không ngại hi sinh tuổi xuân, thức đêm để chuẩn bị giáo án, giảng giải cho chúng em dễ hiểu. Thầy cô cũng miệt mài chấm bài, sửa từng câu, từng chữ… để rèn chúng em thành tài.

Để rồi khi chúng em được nhận danh hiệu học sinh giỏi, thầy cô cũng là người luôn vui mừng cùng chúng em. Em cũng hiểu rằng đằng thành thích đó của chúng em là cả một quá trình nỗ lớn từ thầy cô. Tuy nhiên, mấy ai hiểu được em tài, em giỏi tất cả là nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Vì ai cũng chỉ biết khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồi gốc đã nuôi sống bông hoa.

Em không biết phải đền đáp công lao của thầy cô như thế nào cho đủ. Em chỉ biết cố gắng học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng thầy cô chỉ dạy bao ngày. Một mùa xuân nữa lại về tóc thầy cô bạc thêm nhưng vẫn nuôi dưỡng tâm hồn cho bao lớp học sinh mãi mãi tươi xanh. Thầy cô là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc soi đường cho chúng em bước tới.

Con đường để có được thành công của chúng em luôn có hình bóng của thầy cô. Vì thế sau này dù có là ông nọ, bà kia thì hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời. Trong thâm tâm em mãi luôn thầm nhủ: “Nhớ công ơn thầy cô đến trọn đời!”

- Bài xã luận về ngày 20/11 "lời thầy dạy thuở ấy"

Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa. Gửi người thầy mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…

Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn…

Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.

Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!

Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ dì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.

Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.

Thưở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

Thưở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…

Học sinh tri ân thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam - Ảnh: Minh họa

Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.

Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.

Thuở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.

Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…

Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…

Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…

Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…

Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…

- Xã luận về thầy cô " bài học đầu tiên"

Người Thầy vẫn lặng lẽ ươm mầm cho cuộc sống, để rồi khi cây non xanh lá thì người ươm đã già. Mái tóc pha sương còn vướng màu bụi phấn, nhịp thời gian hằn trên manh áo đã sờn vai.

Trong cuộc sống bộn bề hôm nay, tất cả như bị cuốn vào dòng chảy của thời gian và những lần về thăm cô cứ ít dần, ít dần.

Cô đã quên đi hạnh phúc của bản thân, hi sinh cả đời cho những mầm non thơ dạy. Và giờ đây khi tuổi đã xế chiều, cô vẫn khát khao được cống hiến, được hòa mình vào cuộc sống của trẻ thơ.

Bởi lẽ cô yêu lắm những ánh mắt ngây thơ, cô hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười em nhỏ. Cô dành dụm đồng lương hưu ít ỏi mua một gánh hàng để bán quà sáng cho các em.

Lặng đứng nhìn cô xoa đầu lũ trẻ, ánh mắt hiền và nụ cười móm mém trên môi, lòng tôi xốn xang, bồn chồn vô hạn.

Cô ơi! Con đã về, đứa học trò nhỏ luôn được cô ân cần khuyên dạy đã về đây. Trong phút giây bùi ngùi cả tôi và cô đều khóc, cô ôm lấy tôi không nói nên lời, mái tóc xanh hòa vào màu tóc trắng và cảm giác ấm áp của ngày nào ùa về như mới hôm qua.

Cô kể cho tôi nghe thật nhiều, cuộc đời giáo viên đầy niềm vui và cũng lắm nỗi buồn. Và tôi cảm nhận một điều, trái tim cô vẫn tràn đầy nhiêt huyết, chính bầu nhiệt huyết ấy đã nuôi lớn tâm hồn và thắp sáng ước mơ tôi.

Ngày hôm ấy sao trôi qua nhanh quá, tôi ra về cô dõi mắt nhìn theo, ánh mắt trìu mến thân thương nhưng làm lòng tôi khắc khoải. Thương cô nhiều nhưng biết phải làm sao?

Thầy cô là vậy đó! Có những lớp học trò lớn lên mà chưa từng trở lại thăm cô, nhưng ở nơi đây cô vẫn mong chờ.

Đời giáo viên duy nhất một niềm vui nhưng mãi đến lúc xa rồi con mới hiểu, những khó khăn, nghiêm khắc ngày nào, giờ đây đã trở thành bài học quý đời thường là hành trang cho con vững bước vào cuộc sống. Cầu chúc cho cô thật nhiều sức khỏe, để con được hạnh phúc khi sà vào vòng tay ấm áp của cô.

Thầy tôi tóc đã điểm sương.

Nói sao cho hết tình thương của thầy.

Tuổi thơ muôn vạn tháng ngày.

Lắng trong kí ức dáng thầy năm xưa.

Mồ hôi đổ giữa ban trưa

Vì đàn em nhỏ, nắng mưa không rời.

Bao năm bao tuổi thầy ơi

Vắt từng nhịp sống cho đời nở hoa

Quỳnh Chi (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/3-bai-xa-luan-ve-thay-co-chinh-phuc-moi-cung-bac-cam-xuc-a300315.html