5 cách ăn sáng phổ biến mẹ hay áp dụng mà không hề biết đang hại con


Thứ 6, 15/01/2021 | 00:00


Cùng sự kiện

Chúng ta đều biết bữa sáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể và trí não của trẻ. Song nhiều bà mẹ đang cho con ăn sáng sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chúng ta đều biết bữa sáng có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể và trí não của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đang cho con ăn sáng sai cách gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cho trẻ ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây vào bữa sáng là một lựa chọn tồi - Ảnh: Minh họa

- Trẻ ăn sáng chỉ bằng việc uống sữa

Không ít bậc phụ huynh cho rằng sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Chính vì thế, chỉ cần cho con uống sữa là có thể đủ năng lượng cho buổi sáng.

Song theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chỉ nên uống sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. Trong sữa chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, nhưng trong sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi, trấn an tinh thần. Lúc đói bụng mà uống sữa dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết. Vì vậy trẻ cần ăn nhẹ trước khi uống sữa thì sự tiêu hóa mới được đầy đủ hơn.

- Ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây

Các món đồ ăn nhanh kiểu Tây như cánh gà chiên, bánh mì kẹp thịt…ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều tại các thành phố lớn và hấp dẫn trẻ nhỏ. Nhiều bà mẹ bắt đầu có thói quen mua đồ ăn sáng cho trẻ tại đây với lý do thuận tiện, hương vị cũng ngon.

Thế những bữa ăn sáng giàu năng lượng thế này dễ dẫn đến béo phì, các loại thực phẩm chiên rán nếu ăn lâu dài sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, những vấn đề như mất cân bằng dinh dưỡng, nhiệt tương đối cao, nhiều chất béo nhưng lại thiếu thiếu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất dinh dưỡng khác khiến cho việc cho trẻ ăn đồ ăn nhanh kiểu Tây vào bữa sáng là một lựa chọn tồi.

- Ăn sáng bằng thức ăn thừa từ hôm trước

Nhiều gia đình thường nấu bữa tối nhiều hơn một chút rồi cất tủ lạnh hôm sau làm cơm rang hoặc đun nóng thức ăn hôm qua lên ăn lại. Họ cho rằng bữa sáng như vậy là bổ dưỡng vì bữa tối và bữa sáng không có gì khác nhau, nhiều chất, phong phú lại đơn giản nhanh gọn.

Song thức ăn thừa để qua đêm có thể chưa hỏng nhưng cũng đã sản sinh ra các chất độc hại. Ví dụ như rau có thể sản sinh ra nitric (một chất gây ung thư), nếu ăn lâu dài có hại đến sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, tốt nhất rau củ còn thừa từ tối hôm trước mẹ nên mạnh dạn vứt bỏ, các loại thực phẩm khác như thịt cé nếu ăn lại cũng nên hạn chế.

- Ăn bim bim, bánh quy, socola cho bữa sáng

Để tiết kiệm thời gian, nhiều bà mẹ nảy ra ý định dự trữ sẵn trong nhà vài hộp bánh quy, bim bim… để con ăn uống gọn nhẹ rồi đi học.

Theo các chuyên gia khi đói có thể cho trẻ ăn tạm bánh quy, sô cô la và đồ ăn nhẹ nhưng ăn sáng bằng các loại bánh kẹo này thì rất không khoa học. Hầu hết các món ăn nhẹ này đều là thức ăn khô. Buổi sáng ngủ dậy cơ thể trẻ thường mất nước, nếu lại ăn đồ khô thì không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ.

Mặc dù bánh quy và các món ăn nhẹ khác có nguyên liệu chính là ngũ cốc, nhưng nó chỉ cung cấp năng lượng cho trẻ trong thời gian ngắn, ngay sau đó cơ thể sẽ cảm thấy càng đói hơn. Nhất là khi nồng độ glucose trong máu đến gần trưa sẽ được giảm đáng kể. Cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn nhẹ bữa ăn sáng dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến suy giảm về thể chất.

- Để bé vừa đi vừa ăn

Không khó để bắt gặp cảnh bé ngồi sau xe bố mẹ, vừa gật gù vừa gặm bánh mỳ trên đường. Song việc ăn sáng như thế này không hề tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, chưa kể những vi khuẩn bụi bặm trên đường bám vào đồ ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Tốt nhất, hãy chuẩn bị cho bé một bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng và ăn nó theo cách khoa học.

Quỳnh Chi (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/5-cach-an-sang-pho-bien-me-hay-ap-dung-ma-khong-he-biet-dang-hai-con-a352543.html