Lý giải hiện tượng vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài?


Thứ 5, 29/12/2016 | 14:21


Cùng sự kiện

(ĐSPL) trái đất hướng về mặt trời sẽ là ban ngày, còn phần còn lại là ban đêm. Vậy vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài và mùa hè thì lại ngược lại?

(ĐSPL) - Vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi hầu hết ai cũng hiểu rõ quy luật trái đất quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời. Thế nhưng hiện tượng ngày mùa đông ngắn, đêm dài khiến nhiều người khó hiểu. Cùng với việc lý giải những sự thật thú vị về đôi môi thì bài viết dưới đây ĐSPL Online sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên.

Một ngày đêm tương ứng với trái đất quay 1 vòng quanh mình nó. Trong đó khi trái đất hướng về mặt trời sẽ là ban ngày, còn phần trái đất không hướng về mặt trời là ban đêm. Vậy vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài và mùa hè thì lại ngược lại? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời thoả đáng.

1. Trái đất quay không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo

Nếu như trái đất quay quanh trục của nó và quay vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời thì ngày, đêm ở các mùa sẽ là như nhau, tức là không có ngày ngày đêm dài, ngày dài đêm ngắn. Thế nhưng thực tế trái đất không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất mà là luôn lệch ở 66°33'. Chính điều này khiến cho lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất là không giống nhau. Điểm chiếu sáng của mặt trời trong một năm sẽ dao động từ khoảng 23°27' vĩ tuyến nam tới 23°27' vĩ tuyến bắc.

Trái đất quay không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất

Khi điểm chiếu thẳng của mặt trời vào đúng khu vực 23°27' vĩ tuyến nam thì bắc bán cầu nhận được ánh sáng xiên nên sẽ ít hơn và có ngày ngắn. Lúc này bắc bán cầu sẽ là mùa đông với khí hậu lạnh, kèm theo ngày ngắn, đêm dài.

Và ngược lại khi mùa hè đến tức là lúc ánh mặt trời chiếu thẳng 23°27' nên bán cầu bắc nhận được nhiều ánh sáng mặt trời. Từ đó sinh ra mùa hè nóng và ngày dài, đêm ngắn.

Qua đây các bạn đã hiểu vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài, còn mùa hè thì ngày dài, đêm ngắn rồi phải không nào?

2. Ngày ngắn đêm dài nhưng không hoàn toàn giống nhau giữa các ngày

Vào mùa đông khi bước sang ngày đông chí tức là ngày 20 - 21 tháng 12 sẽ có ban đêm dài nhất, ban ngày ngắn nhất trong một năm. Sau tiết đông chí thì ánh nắng măt trời sẽ dần dịch chuyển tới vĩ tuyến Nam 23°27', do đó phía bắc ban ngày sẽ dài dần. Trong khi đó vào mùa hè, khi bước sang ngày hạ chí tức ngày 20 - 21 tháng 6 sẽ là có ban đêm ngắn nhất, ban ngày dài nhất trong một năm. Sau đó điểm chiếu thẳng của mặt trời sẽ dần dịch chuyển từ 23°27' vĩ tuyến Bắc xuống phía Nam, kèm theo đó ban ngày sẽ ngắn dần.

Ngày ngắn, đêm dài không hoàn toàn giống nhau giữa các ngày

Trong một năm có 2 lần ánh mặt trời chiếu thẳng vào đường Xích Đạo nên hai ngày đó sẽ có ngày và đêm dài như nhau, đó là các ngày 21 - 22/3, tức vào tiết xuân phân và vào tiết phân thu, ngày 23 - 24/9.

Qua đây các bạn đã hiểu vì sao mùa đông ngày ngắn đêm dài. Trong mùa đông thời tiết lạnh nên cần biết cách bảo vệ cơ thể bạn vào mùa đông cũng như người thân để cả nhà đều khoẻ mạnh nhé.

Nguyễn Nhàn (tổng hợp)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-hien-tuong-vi-sao-mua-dong-ngay-ngan-dem-dai-a176340.html