+Aa-
    Zalo

    Ăn vật sắc nhọn vào dạ dày, tại sao cơ thể chịu đựng được?

    ĐS&PL Vì sở thích lựa chọn đồ ăn kì lạ, thời xa xưa, người mắc chứng Pica luôn bị coi là ma quỷ hoặc do quỷ đói gây ra. Và đến nay Pica được coi là chứng bệnh cần điều trị.

    Vì sở thích lựa chọn đồ ăn kì lạ, thời xa xưa, người mắc chứng Pica luôn bị coi là ma quỷ hoặc do quỷ đói gây ra. Và đến nay Pica được coi là chứng bệnh cần điều trị.

    Mới đây, tại Việt Nam, bệnh nhân T.H.T. (27 tuổi, ngụ Bình Dương), có dấu hiệu trầm cảm, bị đau bụng khoảng 1 tháng, được chuyển lên bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM). Sau 2 tiếng đã lấy ra từ trong bụng bệnh nhân hơn 1kg đủ thứ dị vật kim loại dã bị ăn mòn như đinh, thìa, bấm móng nay, lưỡi dao, thỏi sắt, móc đồ.

    Đây là một trường hợp vô cùng hiếm gặp với sở thích ăn các đồ vật kim loại mà các bác sĩ gặp phải trong Y khoa. Bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm và mắc hội chứng Pica.

    Hay như trên thế giới là trường hợp của cô Sheila, người Cameroon hiện đang là sinh viên đại học ở Pháp. Cô rất thèm được ăn đất quê nhà. Sheila ăn đất từ lúc 6 tuổi, cũng giống bao người dân Cameroon khác, cô không thể ngừng ăn nó mặc dù sống ở Pháp thói quen ăn uống như vậy bị coi là bẩn thỉu.

    Chị Michaela Martin, một phụ nữ 23 tuổi sống ở đảo Wanganui (New Zealand) đã thổ lộ trên mạng xã hội về sở thích kỳ lạ của chị và sự không thể cưỡng lại mùi vị của bột giặt trong suốt thời gian mang thai đứa con thứ hai.

    Mắc hội chứng Pica, con người có thể ăn những vật sắc nhọn.

    Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều người bị hội chứng Pica.

    Rối loạn pica có nhiều thể: Cautopyreiophagia (ăn que diêm đã cháy), foophagia (ăn lá, cỏ), geophagia (ăn cát, đất, bụi bẩn), lignophagia (ăn gỗ, vỏ cây, cành cây), lithophagia (ăn đá, sỏi), pagophagia (nước đá, sương tuyết tủ lạnh), thể đau nửa đầu (ăn đồ có chì), tobaccophagia (ăn thuốc lá, tàn thuốc), trichophagia (ăn tóc), ăn kim loại.

    Mặc dù con người ăn toàn thứ nguy hiểm nhưng hệ thống đường tiêu hóa vẫn có khả năng “chịu lỗi” nhất định. Đối với những dị vật hoàn toàn khó tiêu, hệ tiêu hóa sẽ cố gắng đào thải chúng ra ngoài qua phân, từ đó giảm thiểu nguy hại. Tuy nhiên, nuốt dị vật sắc nhọn nguy cơ gây thủng ruột rất cao, nuốt nhiều dị vật có thể gây tắc ruột cực kì nguy hiểm.

    Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng Pica đã từng được biết đến với việc xuất hiện ở một số trẻ em, ở những người mắc bệnh tâm thần và một số ít phụ nữ trong quá trình mang thai.

    Cho đến nay, có giả thuyết cho rằng hội chứng Pica xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm... và có thể bất ngờ xuất hiện ở người bệnh không báo trước.

    Song trong nhiều trường hợp, khoa học vẫn chưa thể lý giải nổi. Pica vẫn là một hội chứng lạ cần được nghiên cứu để tìm ra lời giải đáp.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-vat-sac-nhon-vao-da-day-tai-sao-co-the-chiu-dung-duoc-a353075.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan