+Aa-
    Zalo

    Cần mạnh tay với thuốc kém chất lượng

    ĐS&PL (ĐSPL) – Các chuyên gia về dược cho rằng, pháp luật cần mạnh tay với những đơn vị, cá nhân làm thuốc giả, thuốc kém chất lượng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

    (ĐSPL) – Các chuyên gia về dược cho rằng, pháp luật cần mạnh tay với những đơn vị, cá nhân làm thuốc giả, thuốc kém chất lượng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

    Siết chặt quản lý

    Việc quản lý thuốc ở nước ta hiện nay vẫn là một vấn đề bức xúc, được toàn xã hội quan tâm, vì nó liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người; là vấn đề trăn trở trong chi tiêu của mỗi gia đình, nhất là với đại bộ phận có thu nhập thấp.

    Thuốc viên bao đường Tiêu độc PV (số lô: 03.12.14) mới bị thu hồi trong tháng 11 vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính Thổ Phục Linh.

    Trao đổi với bác sỹ Nguyễn Văn Chương, người từng làm chuyên gia cho Bộ Y  tế Lào; bảo vệ luận án Tiến sỹ Y học thành công tại Viện Hàn lâm Y học Bungari cho biết: “Tôi từng làm nghiên cứu sinh ở bên Bungari, rồi làm dự án Liên hợp quốc, tôi có cơ hội đi nhiều nước ở Đông Âu và Tây Âu, nhưng cái cách người ta quản lý thuốc thì vô cùng chặt chẽ, không phải cứ ra hiệu thuốc là mua được mà phải có đơn của bác sỹ.Còn bên mình thì… vô tội vạ. Thậm chí thực phẩm chức năng còn quảng cáo tràn lan, người này mách người kia rồi cứ mua nhưng đâu biết rằng, thuốc phải sử dụng tùy theo bệnh tật, tùy theo từng người, đó là chưa nói đến việc người sử dụng mua nhầm phải thuốc giả, kém chất lượng và điều đó rất nguy hiểm”.

    Theo các chuyên gia y tế, sử dụng thuốc kém chất lượng, thuốc giả khiến cả bác sĩ và người bệnh đều gặp thất bại trong điều trị. Bác sĩ Nguyễn Văn Chương cũng đưa khuyến cáo, người bệnh luôn đối mặt với những di chứng khó lường khi sử dụng thuốc quá hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng, thuốc giả. Bởi chúng không chỉ tác hại lớn đến sức khỏe như: Phản ứng dị ứng, dễ kháng thuốc… mà còn gây vô hiệu hóa các giải pháp điều trị, khiến người bệnh dễ tử vong.

    Mạnh tay xử phạt

    “Đói ăn rau – đau uống thuốc”, việc uống thuốc khi bị bệnh là việc đương nhiên và không thể tránh dùng thuốc trong cuộc sống của con người được. Tuy nhiên, để người bệnh có thể phân biệt thuốc thật – giả, thuốc kém chất lượng rất khó khăn. Theo chia sẻ của Dược sĩ Lê Hữu Trí (nguyên giảng viên Đại học Y Hà Nội), bằng cảm quan thông thường, người tiêu dùng có thể nhìn qua mẫu mã, bao bì sản phẩm nếu in mờ nhòe, cẩu thả thì có quyền được nghi ngờ. Tuy nhiên mẫu mã, bao bì ngày nay cũng đã được làm giả rất tinh vi mà ngay cả thầy thuốc, dược sĩ đôi khi cũng khó mà phân biệt được.

    “Trước hết người tiêu dùng cần cẩn thận xem kỹ hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, công ty sản xuất để tránh mua nhầm thuốc giả, thuốc quá hạn sử dụng, đó cũng là cách mà người mua tự bảo vệ cho mình dù trên thực tế việc mua phải thuốc giả vẫn có thể xảy ra”, ông Trí cho biết.

    Bên cạnh việc cảnh giác của người dân, dược sĩ Trí cho rằng chính những đơn vị sản xuất phải biết bảo vệ sản phẩm của mình bằng cách thông báo cho người dùng khi có các loại thuốc giả, thuốc nhái xuất hiện trên thị trường. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và pháp luật phải mạnh tay hơn trong việc xử lý để trên cơ sở đó bảo vệ được sự an toàn của người dân; đừng để thuốc trị bệnh nhưng bệnh không hết mà lại nhiều thêm hoặc nặng hơn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-manh-tay-voi-thuoc-kem-chat-luong-a175328.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan