+Aa-
    Zalo

    Danh y Hoa Đà đã phẫu thuật cách đây gần 2.000 năm, ông còn chỉ cách ngủ đúng cho khỏe

    ĐS&PL Hoa Đà đã đúc kết những những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng chống ngoại tà xâm nhập.

    Hoa Đà đã đúc kết những những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng chống ngoại tà xâm nhập.

    Hoa Đà vị danh y lừng lẫy

    Theo Nhân dân Nhật báo, Hoa Đà (145-208), tự Nguyên Hóa, người huyện Tiêu, Bái Quốc, nay thuộc địa phận huyện Bặc, tỉnh An Huy (Trung Quốc). Ông là đồng hương của Tào Tháo và được coi là một trong những ông tổ của Đông Y.

    Bất đắc dĩ thành thần y

    Đương thời, Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi khó ai sánh bằng. Ông vốn xuất thân từ Nho Học, nhưng nhờ vào y thuật cao minh mà chữa được bách bệnh.

    Nhưng trong giai đoạn cuối thời Đông Hán, trong một xã hội Trung Quốc trọng Nho Học, tất cả những công việc đều bị coi là hạ đẳng, chỉ có việc đọc sách là cao quý. Sống trong một xã hội như vậy, Hoa Đà cũng giống như những người khác, coi việc đọc sách, làm quan trong triều đình là ưu tiên hàng đầu.

    Nhận thấy tài năng của Hoa Đà, Bái Quốc tướng Trần Khuê và Thái úy Hoàng Uyển từng tiến cử ông làm chức khảo liêm. Đây là chức quan nhỏ chuyên làm công việc giám sát và tổ chức thi cử ở địa phương.

    Nhưng Hoa Đà cho rằng mình xứng đáng được tiến cử vào những công việc quan trọng hơn nên đã thẳng thừng từ chối.

    Trong khoảng thời gian tìm kiếm công việc phù hợp, Hoa Đà có niềm say mê với y học và ngày càng tiến sâu vào sự nghiệp chữa bệnh cứu người.

    Sử sách Trung Quốc chép lại, cách đây hơn 1.800 năm, Hoa Đà đã biết cách thực hiện được các cuộc phẫu thuật ngoại khoa, mổ lồng ngực, sau đó dùng kim chỉ khâu lại. Đây được coi là bước tiến đột phá trong y học thời bấy giờ.

    Có lần, Hoa Đà gặp một người đẩy xe có sắc mặt khô vàng, thở gấp, trông bệnh tình có vẻ rất nặng. Sau khi tiến lại hỏi thì người này nói rằng bị đau quặn ở trong bụng. Hoa Đà kết luận người này đã bị viêm ruột thừa, cần phải kịp thời phẫu thuật.

    Hoa Đà cho người bệnh uống “ma phí tán” (thuốc mê), rồi ông dùng con dao mổ nhỏ mổ bụng người bệnh ra và cắt đi phần ruột đã bị loét. Sau khi đã phẫu thuật xong, làm sạch vết thương, ông khâu bụng lại và thoa lên vết thương một loại thuốc mỡ chống viêm. Mấy ngày sau, vết thương rất nhanh đã lành lại và người bệnh cũng khôi phục bình thường.

    Cuốn Hậu Hán Thư có đoạn kể rằng, vợ của Lý tướng quân bị bệnh, nên gia đình liền mời Hoa Đà đến khám. Hoa Đà sau khi bắt mạch, nói: “Phu nhân bị thương trong thời kỳ mang thai, thai nhi bị chết nhưng chưa rụng và thoát ra ngoài được nên mới bị bệnh.”

    Lý tướng quân nghe Hoa Đà chẩn đoán như vậy tỏ ra không tin: “Trong thời gian mang thai, quả thực phu nhân tôi đã bị thương, nhưng mà thai nhi đã rơi ra rồi.”

    Một trăm ngày sau, bệnh tình của vợ Lý tướng quân chuyển sang trầm trọng hơn. Lý tướng quân lại cho người mời Hoa Đà đến khám bệnh. Sau khi bắt mạch, Hoa Đà nói: “Mạch vẫn như lúc trước, vốn là do lần đầu tiên phu nhân mang song thai, nhưng sinh non nên bị mất quá nhiều máu. Cũng vì thế mà thai sau, phu nhân cũng không sinh ra được. Hiện giờ thai nhi này đã chết, co nhỏ lại và vẫn bám vào người mẹ mà không rụng ra".

    Sau khi chẩn đoán, Hoa Đà châm cứu cho vợ của Lý tướng quân, sau đó cho bà uống thuốc. Một lát sau, vợ của Lý tướng quân đau đẻ. Thai sau đó đã được một người phụ nữ khác lấy ra ngoài. Vợ của Lý tướng quân nhờ đó mà phục hồi được sức khỏe.

    Theo các học giả Trung Quốc, dù y thuật đã đến mức hiếm có ai sánh bằng nhưng ông vẫn không được xã hội đánh giá theo đúng năng lực. Thiên hạ lúc bấy giờ đều chỉ coi Hoa Đà là một đại phu có tài còn ông luôn nuối tiếc vì bỏ lỡ chức quan công văn nhỏ năm xưa

    Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kị trong khi ngủ

    Ăn uống, ngủ nghỉ hay vận động… là những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm…

    Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến chất lượng giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường.

    Hoa Đà, trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 điều cấm kỵ khi ngủ để đảm bảo sức khỏe.

    1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)

    Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người.

    Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”.

    Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là...chữa không hết được.

    Tại sao nói như thế?

    Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

    Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.

    Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ.

    Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.

    Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài)

    Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.

    2. Điều thứ hai: Khi ngủ không được suy nghĩ

    “Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”.

    “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.

    Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.

    Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.

    “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.

    Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.

    3. Điều thứ ba: Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần

    Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.

    Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.

    Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.

    Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ

    4. Điều thứ tư: Nhất định phải dậy sớm

    Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

    Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.

    Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng.

    Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.

    Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

    Tổng hợp


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-y-hoa-da-da-phau-thuat-cach-day-gan-2000-nam-ong-con-chi-cach-ngu-dung-cho-khoe-a192611.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan