Kỹ năng thoát hiểm an toàn khi gặp hỏa hoạn nơi đông người


Thứ 4, 02/11/2016 | 08:03


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Để thoát khỏi đám cháy nơi đông người, người gặp nạn cần bình tĩnh, vận dụng những kỹ năng thoát hiểm dưới đây để có thể sống sót an toàn.

(ĐSPL) - Để thoát khỏi đám cháy nơi đông người, người gặp nạn cần bình tĩnh, vận dụng những kỹ năng thoát hiểm dưới đây để có thể sống sót an toàn.

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung, Hà nội nói riêng đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài mối đe dọa chập điện, cháy nổ chung cư thường xuyên diễn ra, thì các quán xá, đặc biệt là các quán karaoke, tụ điểm ăn chơi đông người cũng là những địa điểm dễ xảy ra hỏa hoạn.

[mecloud]bCfR8gu4IV[/mecloud]

Trước đó là vụ cháy quán karaoke số 83 trên đường Nguyễn Khang hay mới nhất là vụ cháy quán karaoke trên phố Trần Thái Tông khiến nhiều người thương vong.

Việc cháy nổ xảy ra đột ngột, không ai có thể biết trước. Tuy nhiên, để bảo vệ bản thân mình, trước tiên mỗi người cần trang bị kiến thức thoát hiểm an toàn khi có hỏa hoạn xảy ra.


Theo Vietnamnet, khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.

Khi ngửi thấy mùi khó chịu, mùi ga, hoặc mùi khói... bạn phải bò ngay ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn còn chịu đựng được. Vì lúc này bạn phải giữ đôi mắt, lá phổi được sạch sẽ càng lâu càng tốt, chạy sẽ khiến bạn mất sức và thở dốc.

Khi mở cửa phải dùng tay để sờ và cảm nhận tay nắm cửa trước, nếu cánh cửa hoặc tay cầm nóng, chứng tỏ lửa đang cháy bên ngoài, bạn nên mở hé cửa và quan sát tình hình khi tay vẫn giữ cánh cửa.

Còn theo VnExpress, để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói. Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.

Cần nhanh chóng di chuyển đến lối thoát nạn an toàn, là lối ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy uy hiếp tới tính mạng. Lối này có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc lối dẫn tới cầu thang bộ, lối ngang dẫn sang công trình liền kề...

Khi thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngưng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.

Dân Việt cho biết thêm, theo đại tá Tô Xuân Thiều, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, trong trường hợp người dân không may bị lửa làm cháy quần áo, thì phải ngưng chuyển động ngay, sau đó che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại nhiều lần cho đến khi lửa trên người được dập tắt. Người dân không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm.

Đại tá Thiều cho hay, theo quy định, tất cả các tòa nhà, chung cư, khi xây dựng quá tầng 7 đều phải lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay, ông thấy có nhiều khu chung cư không có hệ thống chữa cháy.

Một số chung cư có hệ thống chữa cháy nhưng không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên. Do vậy, khi xảy ra cháy nổ, hệ thống báo cháy của tòa nhà không hoạt động. Nhiều người dân khi biết có cháy thì đã quá muộn.


Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột (không nên dùng bình chữa cháy bằng khí CO2 vì dễ gây ngộ độc)

- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).

- Giật chốt hãm kẹp chì.

- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.

- Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.

- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

- Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.

- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát.

- Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.

- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, về vấn đề bồi thường

Bộ Luật dân sự 2005 có quy định về bồi thường thiệt hại tài sản như sau:

Điều 608. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

1. Tài sản bị mất;

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Chi phí hợp lý ở đây được tính là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

MỸ AN (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]AsdmMWE4wA[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-nang-thoat-hiem-an-toan-khi-gap-hoa-hoan-noi-dong-nguoi-a168819.html