+Aa-
    Zalo

    Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gút (Gout)

    ĐS&PL (ĐSPL) – Bệnh gút là một loại viêm khớp gây đau đớn, thường hay gặp ở nam giới trung niên. Tuy nhiên bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi và gia tăng số lượng.

    (ĐSPL) – Bệnh gút là một loại viêm khớp gây đau đớn nhất, thường hay gặp ở nam giới tuổi trung niên, tuy nhiên bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi và gia tăng về số lượng.

    Bệnh gút (tiếng Anh là Gout) hay còn gọi là bệnh thống phong là một bệnh rối loạn chuyển hóa các nhân purin, đặc trưng của bệnh là tăng acid uric máu, gây lắng đọng các tinh thể urat ở các mô. Ở khớp gây ra viêm khớp cấp và mạn tính, ở mô mềm tạo ra hạt tô phi, ở thận gây ra viêm  thận kẽ, sỏi thận...

    Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, gút có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch…, thậm chí có thể tử vong.

    Nguyên nhân và triệu chứng bệnh gút. Ảnh minh họa.

    Vì thế, mỗi người cần nắm được những nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh để có cách điều trị kịp thời, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

    Nguyên nhân dẫn đến bệnh gút

    Nguyên nhân gây bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.

    Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút. Tăng acid uric còn liên quan tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác nhưn bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…

    Nguyên nhân gây ra tăng acid uric máu thì có nhiều, người ta phân ra 3 loại như sau:

    + Gút nguyên phát: Đây là nguyên nhân chủ yếu. Loại này thường có yếu tố gia đình, khởi phát thường do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu.

    + Gút thứ phát: Là hậu quả của tăng acid uric máu do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vẩy nến diện rộng…) hoặc do suy thận.

    + Gút do bất thường về enzym: Do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym HGPRT, là enzym tham gia vào quá trình chuển hóa acid uric, gây ra bệnh gút khởi phát sớm ở trẻ em (rất nặng và hiếm gặp).

    Thói quen uống rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gút. Trong đó bia là yếu tố nguy cơ mạnh nhát nhất với bệnh gút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có tới 75-84\% bệnh nhân gút uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.

    Một số nghiên cứu thấy rằng những người thừa cân, béo phì thì bị tăng nguy cơ mắc bện gút gấp 5 lần bệnh nhân không bị béo phì.

    Ngoài ra, bệnh gút cũng có thể xảy ra do yếu tố gia đình như gen di truyền, có cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống... hoặc ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric…

    Đối tượng nào dễ mắc bệnh gút?

    Bệnh gút chủ yếu gặp ở lứa tuổi 30-50 (nam giới). Đa số bệnh nhân gút là nam giới (ở Việt nam trên 99\%), điều này có thể do nam giới có lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá… hay nữ giới sau mãn kinh.  

    Ngoài ra những đối tượng bị béo phì, hay những người có gia đình có tiền sự bệnh gút cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh.

    Triệu chứng của bệnh gút

    Gút cấp tính:

    Cơn Gút cấp đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp cấp, khởi phát đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ tại khớp bị tổn thương, đau tăng dần và thường đạt đỉnh đau sau 8- 12 giờ, cơn thường khởi phát và đau tăng vào ban đêm, đau làm mất ngủ, đôi khi có sốt 38-38,5 độ, có thể rét run.

    Triệu chứng thường thấy của những cơn gút thấp này là đau đầu, trạng thái kích thích, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, đau bụng, đái dắt, đặc biệt là triệu chứng tại chỗ như: khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái… Đây là thời điểm tốt nhất để điều trị phòng ngừa, không cho cơn gút cấp khởi phát (người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ kịp thời trong giai đoạn này) .

    Gút mạn tính:

    Nếu như người bệnh không phòng ngừa và tuân thủ điều trị tốt, sau khoảng 10 đến 20 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gút mạn tính.

    Biểu hiện của gút mạn tính là xuất hiện hạt tô phi (do tích lũy các tinh thể muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết) ở nhiều nơi như: vành tai, cạnh các khớp bị tổn thương.., bệnh khớp mạn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm hẹp khe khớp, tiêu xương, sỏi thận, suy thận mạn tính. Từ đây nó có thể làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời và tử vong.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]LPkJcUjMnA[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguyen-nhan-va-trieu-chung-cua-benh-gut-gout-a110172.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.