Tác hại khôn lường của nho khô với trẻ em


Thứ 3, 04/08/2020 | 04:00


Quả nho được tôn sùng với vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe những nho khô lại đang là thủ phạm khiến nhiều trẻ em gặp vấn đề rắc rối khác.

Quả nho được tôn sùng với vô vàn tác dụng tốt cho sức khỏe những nho khô lại đang là thủ phạm khiến nhiều trẻ em gặp vấn đề rắc rối khác.

Mới đây, một quan chức phụ trách về thực phẩm của chính phủ Anh cảnh báo rằng nho khô đang gây hại cho trẻ em không kém gì chocolate.

Còn theo ông Henry Dimbleby, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Leon, thì khẳng định: "Một số thực phẩm có bao bì quảng cáo là lành mạnh nhưng có thể gây hại cho bạn giống như chocolate thanh của nhãn hiệu Mars."

Hai tác hại rõ ràng nhất của nho kho là gây sâu răng và béo phì.

Nha sỹ Saara Sabir trả lời phỏng vấn của Mirror Online cũng nói: "Nho khô và các loại trái cây khô là một vấn đề lớn. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ chúng là lựa chọn tốt do có chứa nhiều vitamin. Tuy nhiên, lượng đường có trong đó là cực hại với răng trẻ em".

Theo các nha sĩ, tổng lượng đường mà mỗi đứa trẻ từ 4-6 tuổi nên tiếp nhận mỗi ngày từ tất cả các loại thức ăn và thức uống không được vượt quá 19gr (tương đương 5 muỗng cà phê); với trẻ 7-10 tuổi, lượng này không được vượt quá 24gr (tương đương 6 muỗng cà phê); và trẻ từ 11 tuổi trở lên là 30gr (tương đương 7 muỗng cà phê). Và mọi người hẳn sẽ rất sốc khi biết rằng trong 1 hộp nho khô nhỏ khoảng 43gr đã chứa già nửa, đến tận 25gr, là đường!

Tiếp nhận lượng đường lớn không chỉ ảnh hưởng đến hành vi, khiến bé bị “tăng đường” ngay tức thời mà lâu dài còn khiến bé dễ bị béo phì, mắc đủ loại bệnh tật, và cả sâu hết hàm răng. Nho khô và các loại trái cây khô khác còn đặc biệt hại ở chỗ dính răng, khiến cho vi khuẩn được cung cấp đường lâu hơn và có thể dẫn đến tình trạng sâu răng.

Không chỉ nho mà các loại trái cây khô khác đều nhiều đường và gây hại cho răng của trẻ.

Tuy nhiên, so với kẹo thì lượng đường trong nho kho vẫn có vẻ "khiêm tốn" hơn chút ít nên nha sĩ khuyên các bậc cha mẹ chỉ nên cho con ăn với số lượng vừa phải và không thường xuyên sau bữa ăn chính như món tráng miệng thay vì làm món ăn vặt.

"Thay vì nho khô, bạn có thể chọn cho bữa xế của con các loại trái cây tươi, hoặc các loại bánh có thể trung hòa tính axit trong miệng như bánh mỳ cây", chuyên gia răng miệng Saara nói.

Minh Khôi (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tac-hai-khon-luong-cua-nho-kho-voi-tre-em-a333181.html