Thông tin chấn động: Mỗi tuần một người đang ăn số nhựa bằng chiếc thẻ tín dụng


Thứ 2, 17/06/2019 | 08:20


Nghe có vẻ không đáng tin nhưng đó chính là kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Australia về tác động của ô nhiễm nhựa với con người.

Nghe có vẻ không đáng tin nhưng đó chính là kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Australia về tác động của ô nhiễm nhựa với con người.

Những gì người ta đang nhìn đến về ô nhiễm nhựa chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Theo các nhà khoa học, ô nhiễm nhựa đã xâm chiếm vào cơ thể con người. Trên khắp thế giới, trung bình mỗi người đang tiêu thụ khoảng 2.000 hạt vi nhựa mỗi tuần (khoảng 5 gram), tương đương với số nhựa được sử dụng để làm ra 1 chiếc thẻ tín dụng.

Microplastic là từ dùng để chỉ các hạt nhựa rất nhỏ hoặc dạng sợi có kích thước nhỏ hơn 5 mm. Các hạt này đến từ nhiều nguồn, bao gồm sợi quần áo nhân tạo, chất tẩy rửa và các hạt microbead có trong kem đánh răng.

Do kích thước nhỏ của hạt vi nhựa, chúng có thể xâm nhập vào hệ thống nước sông hồ rồi thông qua đó chảy ra đại dương. Tại đây, chúng sẽ không bị hao tổn và sẽ tồn tại rất lâu. Cá, tôm, cua và các động vật thủy sinh khác có thể mắc bệnh hoặc thậm chí tử vong nếu chúng ăn các hạt vi nhựa này. Không chỉ có vậy, các chất độc hại có trong các hạt vi nhựa trong nước còn thông qua chuỗi thức ăn xâm nhập vào cơ thể người và đe dọa sức khỏe chúng ta.

Để điều tra những tác động tiêu cực của microplastic đối với con người, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã ủy quyền cho đlại học Newcastle Australia thực hiện nghiên cứu này. Bằng cách tổng hợp hơn 50 dữ liệu nghiên cứu liên quan đến microplastic, Tiến sĩ Thava Palanisami đã viết một báo cáo phân tích: "Trong tự nhiên không có nhựa: Đánh giá lượng nhựa từ thiên nhiên đối với con người."

Ô nhiễm nhựa gây đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Theo báo cáo, lượng tiêu thụ trung bình trên đầu người là khoảng 2.000 hạt nhựa mỗi tuần, tức là khoảng 21 gram mỗi tháng, tổng lượng tiêu thụ hàng năm là khoảng 250 gram.

Trong số đó, nguồn nhựa lớn nhất đến từ nước đóng chai và nước máy, bình quân mỗi đầu người tiêu thụ 1.796 hạt nhựa mỗi tuần thông qua nước uống. Động vật giáp xác (như tôm, cua và động vật có vỏ) là nguồn nhựa lớn thứ hai, với trung bình 182 hạt mỗi tuần, khoảng 0,5 gram mỗi người. Ngoài ra, lượng các hạt vi nhựa trong bia và muối cũng khá cao.

Nguồn gốc các hạt nhựa trong cơ thể con người hiện đại.

Ô nhiễm nhựa đã là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Theo báo cáo, mặc dù tình hình ô nhiễm nhựa thay đổi theo từng quốc gia, nhưng hầu như không có khu vực nào có thể được đặt bên ngoài. Trong số đó, 94,4% mẫu nước máy ở Hoa Kỳ có chứa sợi nhựa và 72,2% nước được lấy mẫu ở châu Âu có chứa sợi nhựa.

Tỷ lệ nước máy bị nhiễm hạt nhựa tại các quốc gia trên thế giới.

Cơ thể con người bị các chất dẻo vi mô xâm nhập chỉ là một khía cạnh của ô nhiễm nhựa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm nhựa đã trở thành một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với các hệ sinh thái biển. Đồng thời, theo ước tính của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, tác động hàng năm của ô nhiễm nhựa đối với nền kinh tế biển là 8 tỷ USD.

Những phát hiện này là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia trên toàn cầu. Nhựa không chỉ gây ô nhiễm đại dương và nguồn nước của chúng ta, mà còn giết chết các sinh vật biển, ngay cả chúng ta cũng không thể thoát khỏi kết cục đó. Cả thế giới phải cùng nhau hành động để giải quyết sự khủng hoảng môi trường này.

Hiện WWF đang huy động dư luận thế giới ủng hộ kiến ​​nghị toàn cầu và ký vào một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý cho việc ô nhiễm nhựa đại dương. Hiện tại, hiệp ước này đã được hơn 500.000 người ký kết. Theo đó, WWF cũng sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nước đang phát triển để giúp các quốc gia cải thiện, kiểm soát ô nhiễm nhựa.

Minh Khôi (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thong-tin-chan-dong-moi-tuan-mot-nguoi-dang-an-so-nhua-bang-chiec-the-tin-dung-a280181.html