Thực phẩm nên ăn và không nên ăn để giảm bệnh trào ngược dạ dày


Thứ 7, 05/08/2017 | 07:48


Trào ngược dạ dày gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp thông qua các thực phẩm ăn vào, vì vậy họ nên biết thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng.

Trào ngược dạ dày gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp thông qua các thực phẩm ăn vào, vì vậy họ nên biết thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng.

Quá trình ăn uống có thể tác động trực tiếp tới “sức khỏe” của thực quản, do vậy ngoài việc sử dụng các thuốc, thực phẩm chức năng để điều trị, người bệnh còn cần có kiến thức để lựa chọn thực phẩm đúng.

Người bệnh nên có một cuốn sổ nhỏ dạng nhật ký thực phẩm, ghi lại những trải nghiệm thực tế về các đồ ăn, uống của bản thân. Từ đó, bạn có thể lựa ra cho mình những món yêu thích nhất và tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bạn.

Thói quen ăn uống hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng chính nó lại là một trong nhiều tác nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản và góp phần làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên cẩn trọng trong thực đơn ăn uống.
Bánh mì

Được xem như cứu cánh của bệnh nhân dạ dày nói chung cũng như bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nói riêng nhờ chức năng “hút” acid giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày. Do đó, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên để bánh mỳ trong danh sách thực đơn của mình.

Hai nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi yếu tố tấn công thực quản lấn át yếu tố bảo vệ thực quản.

Yếu tố tấn công thực quản điển hình là tính axit của dịch vị dạ dày. Nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Đối chọi lại với yếu tố tấn công này, cơ thể bảo vệ thực quản nhờ độ mạnh yếu của cơ thắt thực quản dưới, tính kiềm của nước bọt, lớp chất nhầy phủ trên niêm mạc thực quản…

Vậy người mắc trào ngược dạ dày nên ăn gì để không hại thực quản ?

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược là:

– Lựa chọn những thực phẩm có thể trung hòa bớt axit: bánh mỳ, bột yến mạch…; đạm dễ tiêu.

– Tránh những thực phẩm gây tăng tiết axit hoặc kích thích tới cơ thắt thực quản dưới: cà phê, cola, rượu, đồ uống có ga, socola và ca cao, bạc hà, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ…, đồ chua (cà chua, nước ép cam quýt), cay, muối (dưa muối, cà muối)…

Những thực phẩm người bị trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn là:

Thực phẩm có vị chua

Vị chua là biểu hiện của tính axit. Người bệnh trào ngược nên hạn chế ăn các hoa quả chua như cam, chanh, xoài chua, dấm…

Các đồ uống kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Các đồ uống này làm tăng tiết dịch dạ dày làm cho hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản tiến triển nặng hơn.

Thực phẩm, gia vị cay nóng: ớt, tiêu, tỏi…

Các chất cay nóng này kích thích tăng cảm giác đau, rát tại vị trí viêm loét; làm tăng tiết dịch vị đồng thời làm giãn mở cơ thắt thực quản dưới. Ăn nhiều gia vị có thể tăng hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Các đồ uống có ga

Đồ uống có ga làm tăng hiện tượng đầy hơi.

Thức ăn lạnh, khó tiêu, khô cứng

Thực phẩm có tính hàn như ốc, ngao, sò…; các thức ăn quá cứng làm khó tiêu, đầy bụng cho bệnh nhân, do vậy nên tránh.

Top 7 thực phẩm cực tốt cho người trào ngược dạ dày

Bánh mì

Được xem như cứu cánh của bệnh nhân dạ dày nói chung cũng như bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nói riêng nhờ chức năng “hút” acid giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày. Do đó, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên để bánh mỳ trong danh sách thực đơn của mình.

Bánh mì là thực phẩm cần có trong thực đơn của người trào ngược dạ dày.

Bột yến mạch

Yến mạch được xem như một loại thực phẩm đa năng, không chỉ được các chị em phụ nữ dùng để làm đẹp, yến mạch còn tốt cho bệnh nhân tim mạch và bệnh nhân trào ngược đạ dày thực quản. Sử dụng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ tự nhiên và đặc biệt nó giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài. Do vậy, hãy bổ sung thêm yến mạch trong thực đơn ngay cả khi bạn không mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Gừng

Gừng là một gia vị không thể thiếu và được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, gừng còn được xem là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược acid dạ dày. Trong Đông y, gừng là một chất chống viêm tự nhiên và được dùng nhiều để điều trị bệnh tiêu hóa. Các món ăn kết hợp gia vị gừng sẽ giúp người bệnh trào ngược dạ dày thực quản giảm bớt các triệu chứng và chống viêm cho thực quản cũng như hạn chế vết viêm loét dạ dày.

Dưa gang hoặc dưa hấu

2 loại dưa này thường được dùng để trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Dưa hấu và dưa gang vừa cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể vừa cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng.

Dưa gang cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Sữa

Sữa là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp làm bão hòa acid trong dạ dày, sữa cũng rất dễ tiêu hóa. Vì vậy sữa rất tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản, nhưng chú ý không nên uống sữa vào lúc vừa ngủ dậy hay lúc bụng rỗng. Tốt nhất, dù người có bệnh hay không có bệnh cũng nên uống sữa vào khoảng 2h sau khi ăn. Nên uống sữa ấm, lạnh quá hoặc nóng quá đều không tốt cho bạn.

Sữa chua

Sữa chua có chứa các men tiêu hóa lợi khuẩn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, từ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày giúp cải thiện nhanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Sữa chua đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Các loại đỗ đậu

Các loại đậu đỗ chứa nhiều chất xơ, các amino acid cần thiết cho cơ thể nên bệnh nhân bị trào ngược có thể dùng được. Tuy nhiên, một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… chứa carbohydrat phức hợp, do đó có thể dẫn đến chứng đầy hơi. Một mẹo để hạn chế việc này là ngâm các hạt đậu khô qua đêm để làm mềm hạt trước khi sử dụng. Bạn không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn những loại này, mà nên ăn với lượng nhỏ để cơ thể dần thích nghi.

Tổng hợp

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuc-pham-nen-an-va-khong-nen-an-de-giam-benh-trao-nguoc-da-day-a198272.html