Tin tức đời sống mới nhất ngày 2/10/2020: Lý do đằng sau bức ảnh muỗi chi chít hút no máu trên cánh tay người


Thứ 5, 01/10/2020 | 23:50


Cùng sự kiện

Tin tức đời sống mới nhất ngày 2/10/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 2/10/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 2/10/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 2/10/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Lý do đằng sau bức ảnh muỗi chi chít hút no máu trên cánh tay người

Bức ảnh muỗi chi chít hút no máu trên cánh tay người.

Tiến sĩ Perran Stott-Ross, nhà côn trùng học từ đại học Melbourne, Australia đã từng để hàng nghìn con muỗi cắn vào cánh tay của mình với mục đích cho chúng ăn rồi tiến hành nghiên cứu diệt trừ bệnh sốt xuất huyết.

Ông đã tham gia nghiên cứu về muỗi tại đại học Melbourne trong nhiều năm, cố gắng tìm ra những cách hiệu quả để hạn chế sự lây lan của vi rút Dengue truyền giữa người qua muỗi.

Một trong những chiến lược hứa hẹn nhất là để lan truyền vi khuẩn Wolbachia cho bầy muỗi, loại vi khuẩn ngăn chặn sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết một cách tự nhiên và rồi chúng sẽ truyền qua nhiều thế hệ muỗi.

Để thực hiện nghiên cứu này, tiến sĩ Stott-Ross phải theo dõi hàng nghìn con muối hút máu và trong quá trình giám sát đó, ông thường xuyên dùng cánh tay của chính mình cho chúng bữa tiệc ăn thỏa thích.

Các nhà khoa học Australia lần đầu tiên thu hút sự chú ý vào tháng 3 khi chia sẻ bức ảnh về cánh tay bị phồng rộp sau khi chịu khoảng 5.000 vết muỗi cắn. Ông viết rằng đó là một ngày kỷ lục, khoảng 5.000 vết cắn, mất 16ml máu.

Tiến sĩ Stott-Ross thừa nhận rằng đôi khi vết cắn có thể gây ra ngứa ngáy, đau đớn nhưng phải luôn kiêng gãi sau những lần bị đốt.

Tiến sĩ Stott-Ross cho biết: "Đôi khi vết cắn có thể hơi ngứa một chút nếu những con muối đốt đúng chỗ, một thời gian sau thì cảm thấy cực kỳ ngứa. Tôi phải chống cự lại cảm giác muốn gãi".

Nhìn vào những bức ảnh mà Stott-Ross chia sẻ về nốt nổi sau khi bị muỗi đốt, nhiều người tự hỏi liệu bản thân vị tiến sĩ này có phát triển khả năng miễn dịch đối với những cơn đau và kích ứng do muỗi đốt hay không. "Bản thân tôi chịu được nếu chỉ có một hoặc hai vết đốt nhưng cả cánh tay như vậy thì thật sự khó tưởng tượng được cảm giác ngứa ngáy như thế nào", một người bình luận.

Cô gái 27 tuổi mù mắt, hoại tử mũi và trán khi tiêm filler tại spa

Bệnh nhân đang được các bác sĩ tích cực điều trị. (Ảnh: Tiền Phong)

Sau 2 tuần điều trị, nữ bệnh nhân 27 tuổi (Thái Nguyên) đã phục hồi một phần thị lực sau tai biến khủng khiếp mù mắt và hoại tử da trán và mũi sau tiêm filler trái phép tại spa.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đớn và hoảng loạn, da vùng trán và mũi bắt đầu tím sẫm, lạnh hơn các vùng khác trên mặt. Mắt phải sụp mi, rối loạn vận động các cơ nhãn cầu. Thị lực không còn cảm nhận được ánh sáng. Bệnh nhân được chẩn đoán: tai biến do tiêm Filler mất thị lực và thiếu máu cấp tính da trán mũi và ổ mắt.

Sau hơn hai tiếng nỗ lực can thiệp tích cực của các bác sĩ, thị lực của bệnh nhân đã có dấu hiệu phục hồi một cách rõ rệt từ chỗ chỉ thấy toàn màu đen kịt, bệnh nhân đã có thể nhìn thấy và phân biệt được các bác sĩ chữa bệnh cho mình và đếm ngón tay ở khoảng cách 60 đến 70 cm.

Hiện nay sau 14 ngày bị tai biến, toàn trạng của bệnh nhân đã ổn định hơn nhiều, các cơn đau buốt đầu vào mắt đã giảm, vùng da mắt và mũi phục hồi gần như bình thường không còn dấu hiệu hoại tử. Bệnh viện vẫn phải theo dõi sát liên tục và sử dụng phối hợp cùng một lúc 2 lọai thuốc loãng máu. Thị lực cũng khá hơn so với lần tiêm thuốc giải lần 2.

Các bác sĩ cho biết, khi người tiêm filler không phải là bác sĩ chuyên khoa, không có kiến thức về tạo hình thẩm mỹ và nhất lại chỉ là nhân viên spa tiêm filler thì nguy cơ tiêm vào các nhánh mạch máu quanh ổ mắt rất cao. Thuốc sẽ theo mạch máu đi vào não, nếu tắc mạch não gây đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng còn nếu tắc động mạch mắt nhất là động mạch trung tâm võng mạc thì sẽ gây mù mắt, diện tích da xung quanh phần cấp máu của các nhánh mạch quanh ổ mắt cũng sẽ vì thế mà hoại tử gây biến dạng khuôn mặt.

Do động mạch mắt không có các vòng nối phong phú như trên da nên một khi bị tắc hiện tượng hoại tử sẽ diễn ra rất nhanh, thời gian vàng để can thiệp không còn là 6 giờ như nối chi đứt rời mà rút xuống chỉ còn 60 đến 90 phút.

Bác sĩ phát hiện con gián còn sống trong tai nam thanh niên

Nam thanh niên 34 tuổi sống ở Cẩm Phả, Quảng Ninh kể lại, trong lúc ngủ dưới sàn nhà, anh đột nhiên thấy tai đau nhói và ngứa sâu bên trong. Nghi có dị vật chui vào tai, anh đến bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) thăm khám.

Bác sĩ phát hiện bên ngoài ống tai người bệnh có chân của côn trùng đang cử động. Nội soi tai mũi họng phát hiện một con gián kích thước khoảng 1,5-2cm chui trong ống tai.

Ngay sau đó các bác sĩ đã gắp côn trùng ra khỏi tai người bệnh. Tuy nhiên trước khi thực hiện thủ thuật các bác sĩ đã làm chết con gián để giảm tác động gây đau cho người bệnh.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi côn trùng chui vào tai người bệnh cần bình tĩnh xử trí bằng cách dùng nước sạch (nước lọc hoặc nước muối) đổ vào tai nghi ngờ có dị vật, giữ nguyên 10-15 phút để côn trùng chết hoặc bay ra khỏi tai. Sau đó đưa người bệnh đến cơ sở y tế có chuyên khoa gần nhất để can thiệp.

Người dân tuyệt đối không lấy bông ngoáy tai hay ngón tay để cố đưa côn trùng ra ngoài vì có thể làm côn trùng càng chui sâu vào trong hoặc làm chết côn trùng gây viêm nhiễm tai.

Bên cạnh đó bác sĩ khuyến cáo cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khi đi ngủ cần mắc màn để hạn chế tối đa tình trạng côn trùng chui vào tai.

Việt Hương (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-2102020-ly-do-dang-sau-buc-anh-muoi-chi-chit-hut-no-mau-tren-canh-tay-nguoi-a340944.html