Trẻ biếng ăn phải làm sao?


Thứ 3, 30/10/2018 | 09:54


Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến không ít ông bố bà mẹ phiền lòng, lo lắng.

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến không ít ông bố bà mẹ phiền lòng, lo lắng. Khi trẻ biếng ăn kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu tại sao trẻ biếng ăn, để can thiệp sớm ngay từ ban đầu.

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay

Để cùng trẻ vượt qua thành công thời kỳ “khủng hoảng” này và ăn ngon mỗi ngày, đầu tiên bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây biếng ăn và loại bỏ tận gốc các yếu tố tác nhân gây ảnh hưởng. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu rõ trẻ biếng ăn do nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý để có giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn do tâm lý

Trẻ biếng ăn tâm lý nguyên nhân phần lớn do môi trường sống gây nên như do thay đổi môi trường sống đột ngột (chuyển nhà, chuyển trường, thay đổi người chăm sóc, cách cho ăn,…), hoặc do những trải nghiệm “đáng ghét” như trẻ bị sặc thức ăn, bị bố mẹ ép ăn, dọa mắng,… Tình trạng trẻ biếng ăn do tâm lý thường khó khắc phục, do đó ngoài việc áp dụng các giải pháp trị biếng ăn, các bậc phụ huynh cần nỗ lực và kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ.

Khuyến khích trẻ vận động thể lực: Vận động thể lực giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhiều hơn, giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon miệng hơn. Hàng ngày, bố mẹ nên khuyến khích bé vui chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày, giúp trẻ ăn ngon ngủ tốt hơn, như vậy chắc chắn trẻ sẽ tăng cân và phát triển chiều cao đều.

Vận động thể lực sẽ giúp trẻ nhanh đói và ăn ngon miệng hơn

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình trị biếng ăn cho trẻ đó là không ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn. Nếu bé chỉ thích ăn một số món nhất định, mẹ hãy tiếp tục nấu cho bé ăn, chỉ cần bữa ăn vẫn đảm bảo đầy đủ các nhóm chất là được. Sau đó mẹ hãy khéo léo bổ sung từ từ các món ăn mới vào thực đơn hàng ngày để bé làm quen dần.

Để giảm sự căng thẳng trong các bữa ăn, xoa dịu sự phản kháng của trẻ, bố mẹ hãy “khởi động” bữa ăn bằng những câu chuyện thú vị, tạo không khí vui vẻ giúp lấy lại “lòng tin” ở trẻ.

Bố mẹ cũng cần lưu ý tập cho trẻ ăn uống đúng giờ, mỗi bữa ăn tránh kéo dài quá 30 phút. Thiết lập sớm cho trẻ nguyên tắc “ba không” – không tivi, không đồ chơi, không đi ăn rong để trẻ không bị sao nhãng, phân tâm từ đó tập trung hơn vào việc ăn uống.

Bố mẹ nên thiết lập sớm cho trẻ nguyên tắc "ba không"

Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý tuyệt đối không nóng vội, không nhất thiết phải “cân đong đo đếm” từng miếng thịt, muỗng cháo của con, hay đăm đăm xem con uống được bao nhiêu ml sữa rồi từ đó “nhồi nhét” liên tục cho con. Thay vào đó, bố mẹ cần nắm bắt được tâm lý của trẻ, hiểu được trẻ cần gì, muốn ăn gì trong mỗi bữa ăn để từng bước tìm ra giải pháp giúp con lấy lại cảm giác thèm ăn.

Giải pháp cho trẻ biếng ăn do bệnh lý

Khi thấy bé nhà mình ngại nhai nuốt, bố mẹ hãy kiểm tra xem bé có biểu hiện gì của viêm amidan, viêm nướu, lở miệng, mọc răng hay nấm lưỡi,… không. Khi bị bệnh, trẻ thường không có hứng thú và “ghét” việc ăn uống. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa,… chia thành nhiều bữa nhỏ và theo dõi xem tình trạng lười ăn của trẻ có cái thiện hay không.

Trong thời kỳ mọc răng, trẻ thường lười ăn hơn

Khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm hô hấp, viêm tai giữa hay rối loạn đường ruột cũng có thể gây ức chế các enzyme tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến trẻ biếng ăn. Giải pháp để giúp trẻ hết biếng ăn trong trường hợp này chính là bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám để điều trị bệnh tận gốc. Khi khỏi bệnh, bé sẽ dần dần ăn uống lại bình thường.

Nhìn chung, khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi dẫn đến việc chán ăn, lười ăn. Lượng thực phẩm nạp vào cơ thể ít sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về dinh dưỡng từ đó càng khiến trẻ mệt mỏi và lười ăn hơn. Do đó, giải pháp quan trọng nhất chính là đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp hồi phục thể lực và tăng sức đề kháng để trẻ nhanh khỏe mạnh. Mỗi bữa ăn cần kích thích được các giác quan của trẻ. Không chỉ cảm nhận sự ngon miệng bằng vị giác, trẻ còn ăn ngon bằng mắt, bằng tai nữa mẹ nhé. Do đó, mẹ hãy thử sáng tạo trong cách bày trí món ăn để bát cháo hay đĩa cơm của trẻ trông ngộ nghĩnh, bắt mắt hơn, như vậy sẽ giúp trẻ tò mò muốn ăn thử và có cảm giác ngon miệng hơn rất nhiều.

Khẩu phần ăn của trẻ cần chứa đủ và cân bằng 4 nhóm chất: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thực đơn hàng ngày cần đa dạng, đổi món thường xuyên để cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng, tránh cho trẻ ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.

Bố mẹ cũng cần lưu ý việc cơ thể trẻ bị thiếu hụt các vi chất quan trọng như kẽm, sắt, lysine,… vì đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Phụ huynh nên cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn, thực phẩm giàu các thành phần vi chất trên hoặc cho trẻ sử dụng bổ sung các sản phẩm mà trong thành phần có chứa kẽm, sắt, lysine, các loại vitamin B,…

Cốm NutriBaby giúp bé lấy lại cảm giác thèm ăn tự nhiên và hấp thu tốt hơn

Cốm NutriBaby giúp trẻ ăn ngon,hấp thu chất dinh dưỡng

Trong thành phần của cốm NutriBaby có chứa các vi chất quan trọng đối với trẻ như kẽm, sắt, lysine, FOS,...

Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý tẩy giun cho trẻ, định kỳ 6 tháng một lần, đồng thời vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng,…

Với trẻ biếng ăn mẹ phải làm ngay những bi kíp này, các bậc phụ huynh sẽ sớm vượt qua “cuộc khủng hoảng” bé biếng ăn, giúp các bé ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn để các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.

Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ có sức đề kháng kém, bố mẹ có thể liên hệ hotline 18001006 (miễn cước). Bố mẹ cũng có thể tham khảo thông tin trên hệ thống website và Fanpage của sản phẩm.

Tham khảo trực tiếp sản phẩm tại website: http://nutribaby.vn/

Link fanpage: https://www.facebook.com/nutribabyplus/

                         https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

Thu Loan

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-bieng-an-phai-lam-sao-a249425.html