Trẻ chậm nói can thiệp muộn và những hệ lụy khôn lường


Thứ 6, 05/10/2018 | 07:00


Trẻ chậm nói cần được can thiệp sớm để tránh những ảnh hưởng nặng nề. Còn rất nhiều cha mẹ chủ quan vì chưa nhận ra những tiềm ẩn nguy hại cho con khi trẻ chậm nói.

Trẻ chậm nói cần được can thiệp sớm để tránh những ảnh hưởng nặng nề. Còn rất nhiều cha mẹ chủ quan vì chưa nhận ra những tiềm ẩn nguy hại cho con khi trẻ chậm nói. Do vậy, các phụ huynh có biết được chậm nói tác động xấu đến mức nào với tương lai con trẻ hay không? 

Hệ lụy khôn lường khi trẻ chậm nói không được can thiệp hoặc can thiệp muộn

Tiếp xúc với nhiều cha mẹ có con chậm nói, phần lớn ở họ đều có suy nghĩ giống nhau. Con phát triển tốt lắm, cái gì cũng biết, chỉ trừ nói thôi nên cũng không cần cho con đi khám. Nó có bị làm sao đâu mà đi khám, cái gì cũng biết, ai cũng nói là thông minh…hoặc ngày trước gia đình có người 3 tuổi mới nói nên giờ nó 2 tuổi chưa nói là chuyện bình thường….Chính vì những suy nghĩ này mà cha mẹ đã chậm trễ trong việc can thiệp hỗ trợ giúp con nói tốt hơn.

Hãy thử để ý mà xem, với một đứa trẻ chậm nói, con sẽ dùng hành động nhiều hơn là giao tiếp bằng lời. Con chỉ nói những từ đơn quen thuộc vào những lúc cần thiết còn gần như là “hạn chế nói” và điều này vẫn tiếp diễn ngay cả khi đi lớp mầm non. Con chỉ có thể vui chơi, chạy nhảy theo các bạn mà chưa thể nói chuyện, giao tiếp với các bạn thành lời. Cha mẹ chưa nhận ra vấn đề chậm nói ở con trẻ VÀ tiếp tục lại chờ sự tự nói từ con.

Rồi những lần con ăn vạ, la hét hay cáu gắt khi không nói được, diễn tả được thành lời nhưng hết cơn thì đâu lại vào đó, con lại ngoan ngoãn nghe lời, hiểu được, làm theo nhanh nên cha mẹ lại không có gì phải phiền lòng vì con trẻ có “chút chậm nói”.

Sức khoẻ - Làm đẹp - Trẻ chậm nói can thiệp muộn và những hệ lụy khôn lường

Đừng để chậm nói phá hoại tương lai của trẻ

NHƯNG điều đáng nói ở đây chính là nhận thức và khả năng tương tác xã hội của con sẽ bị hạn chế dần chỉ vì chậm nói. Những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn mầm non là giai đoạn mà trẻ bắt đầu học hỏi, nhận thức, khám phá về thế giới xung quanh. Con sẽ sử dụng lời nói như phương tiện để gọi tên đồ vật, phân biệt vật này với vật kia, diễn tả những gì con đã được học, tiếp thu, nhận thức những điều mới lạ, những kiến thức xung quanh của con. Nếu như con nhận biết được mà không nói được thì những tri thức con có được cũng sẽ không thể hiện được, thậm chí là sai lệch.
Thông qua lời nói thì những câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng của con sẽ được bộc lộ, từ đó nhận thức của con sẽ được mở rộng hơn, tạo điều kiện cho sự sáng tạo mới. Và chính nhờ lời nói mà sự tư duy, trí tuệ của con sẽ ngày càng được kích thích, ngày càng được nâng lên.
Rõ ràng, sự hiểu biết của con qua lời nói chính là phương tiện để ngôn ngữ, trí tuệ của con phát triển. Khi phương tiện không phát triển được hay phát triển hạn chế thì ngôn ngữ, trí tuệ của con sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do mà quan niệm TRẺ CHẬM NÓI đi kèm CHẬM NHẬN THỨC được lan truyền. Cho nên, cha mẹ cần nhận ra rõ tác hại của việc chậm nói ở trẻ để có phương pháp giúp con phát triển ngôn ngữ hoàn thiện theo độ tuổi nếu nhận ra con mình chậm nói. 

Cách xác định trẻ có chậm nói hay không?

Các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ cha mẹ cần biết và đối chiếu với con mình để xác định xem con có chậm nói hay không. Với mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các dấu hiệu của con để cho bé đi khám và được can thiệp sớm.

Chi tiết các dấu hiệu tương ứng từng lứa tuổi, cha mẹ xem tại đây: Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói  

Trẻ chậm nói cần được thăm khám và điều trị như thế nào để không bỏ qua giai đoạn VÀNG của trẻ

Việc điều trị can thiệp cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là ở độ tuổi dưới 3 tuổi vì đây là thời điểm vàng trong mọi vấn đề phát triển của trẻ. Cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Khi được khám, bé sẽ được kiểm tra các bài test về khả năng tiếp nhận thông tin, khả năng ngôn ngữ, tâm lý, vận động để sàng lọc tử kỷ vì thông thường chậm nói là dấu hiệu đầu tiên của tự kỷ. Tuy nhiên, không phải cứ trẻ bị chậm nói nghĩa là trẻ mắc chứng tự kỷ nên cha mẹ cũng không nên hoang mang, khiến tâm lý nặng nề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Cha mẹ lưu ý, khi được các bác sĩ hỏi về trẻ, câu trả lời của cha mẹ cần rõ ràng, cụ thể và lượng hóa được, tránh trả lời chung chung. VD nếu bác sĩ hỏi bé nói được những gì, cần trả lời cụ thể như “ bé nói được 1 câu 5 từ”, tránh trả lời chung chung kiểu “ bé nói không nhiều lắm”. Điều này sẽ khiến cho việc chuẩn đoán của bác sĩ được chính xác hơn. 

Bạn không cần quá lo lắng vì nếu trẻ được can thiệp sớm và đúng cách kết hợp với việc bổ sung hàng ngày các dưỡng chất tốt cho não bộ thì chắc chắn bé sẽ có cải thiện rõ rêt. Xem thêm các trường hợp cha mẹ đã thành công khi giúp con nói tốt Tại Đây 

Các cơ sở thăm khám uy tín cho trẻ chậm nói

Khi trẻ có những dấu hiệu chậm nói, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời cho trẻ. Cha mẹ lưu ý, trẻ cần được thăm khám ở các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán chính xác nhất tình trạng của trẻ cũng như có các biện pháp điều trị, chăm sóc và tập luyện cũng như dậy trẻ phù hợp nhất.

Chi tiết về các cơ sở thăm khám cho trẻ chậm nói, cha mẹ xem tại đây: Trẻ chậm nói đi khám ở đâu – địa chỉ uy tín dành cho cha mẹ 

Cách dậy trẻ chậm nói hiệu quả cha mẹ cần biết

1. Dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng con, dạy con nói từ những từ đơn giản nhất và gần gũi nhất như “ông ‘’, ‘’bà’’, ‘’mẹ’’;

2. Bạn không ép buộc con phải nói và thường xuyên đưa ra lời động viên như: “Con giỏi lắm”, giúp con mạnh dạn hơn;

3. Nên cho con thường xuyên chơi đồ chơi và đặc biệt là vui chơi, giao lưu cùng với mọi người xung quanh đặc biệt là các bạn cùng lứa tuổi để giúp con kích thích phát triển khả năng ngôn ngữ và nhận thức;

4. Không nên cho trẻ xem các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại quá nhiều vì những thiết bị này sẽ tạo ra sự tương tác một chiều, giảm khả năng ngôn ngữ, phản xạ của con;

5. Bố mẹ nên cùng xem với con các chương trình video như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ, tiếp thu.
Bạn phải nhớ khi bé chậm nói, phải làm sao để bé có không gian phát huy khả năng ngôn ngữ của bé bạn nhé, Hiện nay, có rất nhiều tài liệu cũng như các bài tập tại các trung tâm can thiệp mà cha mẹ có thể tham khảo áp dụng cho con.

Nếu cha mẹ nào đã hiểu được những hệ lụy khôn lường khi trẻ chậm nói nhưng còn khó khăn trong vấn đề dạy con học nói thì hãy đọc bài viết 8 cách dạy bé học nói hiệu quả dành cho cha mẹ để có thêm phương pháp dạy nói cho con

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến trẻ chậm nói các mẹ có thể chia sẻ với hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline tư vấn 0987.126 085 để được hỗ trợ

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Não bộ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ vậy nên việc bổ sung sản phẩm bổ não đặc hiệu hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho con là điều cần thiết trong quá trình thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ. Hiện nay, Vương Não Khang là sản phẩm đã được nghiên cứu tại Viện Nhi trong hỗ trợ phát triển trí tuệ của trẻ đồng thời sản phẩm cũng ghi nhận những phản hồi tốt từ cha mẹ sau khi sử dụng cho con.

NGHIÊN CỨU GHI NHẬN HIỆU QUẢ CỦA VƯƠNG NÃO KHANG:

Tháng 2/2015, Bệnh viện Nhi trung ương công bố kết quả nghiên cứu Vương Não Khang – Ghi nhận hiệu quả của sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các lĩnh vực:

► Cải thiện khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, tiếp thu

► Cải thiện rối loạn giấc ngủ, hành vi tăng động.

► Cải thiện rối loạn hành vi phá vỡ và lo âu.

► Tăng khả năng học tập và ghi nhớ của trẻ

Không tìm thấy tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng VƯƠNG NÃO KHANG. Định hướng sử dụng lâu dài hỗ trợ xuyên suốt quá trình phát triển của trẻ

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học thực hành do Bộ Y tế xuất bản số 4 ( 959) – 2015.

Thúy Hằng

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-cham-noi-can-thiep-muon-va-nhung-he-luy-khon-luong-a246393.html