+Aa-
    Zalo

    Cảnh báo: Thớt bẩn gấp… 200 lần bồn cầu

    ĐS&PL (ĐSPL) – Một nghiên cứu mới đây cho thấy, bề mặt thớt trong căn bếp của chúng ta chứa nhóm vi khuẩn fecal nhiều hơn gấp 200 lần so với bồn cầu vệ sinh.

    (ĐSPL) – Một nghiên cứu mới đây cho thấy, bề mặt thớt trong căn bếp của chúng ta chứa nhóm vi khuẩn fecal nhiều hơn gấp 200 lần so với bồn cầu vệ sinh.

    Theo tin tức trên Daily Mail, cuộc nghiên cứu được ủy quyền bởi Global Hygiene Council chỉ ra rằng, 40\% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra là do điều kiện vệ sinh tại nhà không sạch sẽ. Gần một nửa lượng đồ dùng mà chúng ta hay tiếp xúc trong nhà, trong đó có thớt, nhiễm vi khuẩn có hại như E.coli.

    Thớt được coi là một trong những đồ dùng nhà bếp nguy hiểm nhất khi ẩn chứa lượng vi khuẩn fecal nhiều hơn gấp 200 lần so với bồn cầu nhà vệ sinh.

    Bề mặt thớt bẩn chứa lượng vi khuẩn fecal nhiều hơn 200 lần so với bồn cầu nhà vệ sinh. Ảnh minh họa.

    “Trong tất cả các cuộc khảo sát, chúng tôi đều tập trung vào các vật dụng tại nhà. Thớt thực sự gây hại do mọi người rửa không đúng cách”, tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết.

    “Mọi người thường chú ý nhiều đến nhà vệ sinh và dùng nhiều chất tẩy uế mà không nghĩ rằng nhà bếp là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm nhất. Thịt sống, rau sống chính là thủ phạm”, tiến sĩ Lisa nói tiếp.

    Thịt, rau sống chứa các loại vi khuẩn như E.coli, salmonella và Campylobacter có thể lây lan từ thớt sang thức ăn khi thớt được vệ sinh không đúng cách. Hơn 60\% thịt gà sống chứa vi khuẩn Campylobacter.

    Cách an toàn để loại bỏ vi khuẩn là rửa tay thật kĩ cũng như vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nhà bếp sau khi chế biến thịt và rau sống.

    “Để loại bỏ vi khuẩn, thay vì rửa bằng nước nóng, chúng ta có thể chà mạnh hai bàn tay vào nhau trong khoảng hơn 20 giây. Đối với một số đồ dùng nhà bếp thì có thể cho vào máy rửa bát ở nhiệt độ tối thiểu là 65 độ C”, tiến sĩ Ackerley khuyên. Đối với thớt hay một số bề mặt dụng cụ khác, chúng ta nên sử dụng các chất diệt khuẩn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-thot-ban-gap-200-lan-bon-cau-a75780.html
    Thảo dược ức chế chủng vi khuẩn lao

    Thảo dược ức chế chủng vi khuẩn lao

    Điều trị theo phác đồ của chương trình phòng chống lao quốc gia, bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, việc sử dụng thảo dược như một hướng

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thảo dược ức chế chủng vi khuẩn lao

    Thảo dược ức chế chủng vi khuẩn lao

    Điều trị theo phác đồ của chương trình phòng chống lao quốc gia, bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, việc sử dụng thảo dược như một hướng