+Aa-
    Zalo

    Những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai

    ĐS&PL (ĐSPL) - Protein giúp cải thiện quá trình phát triển của thai nhi và làm giảm nguy cơ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh.

    (ĐSPL) - Một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng đối với phụ nữ mang thai đóng vai trò quan trọng nhất đối với cả thai nhi và người mẹ. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của trẻ mà còn giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và béo phì.

    Sắt

    Sắt là một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu, giúp phòng chống nguy cơ thiếu máu trong thời kỳ mang thai. Trong quá trình mang thai cần cung cấp khoảng 27 mg sắt mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá như cá ngừ và cá hồi, trứng, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, các loại rau, đậu, trái cây sấy khô, và các loại đậu là nguồn chứa sắt tuyệt vời.

    Folate

    Folate hay còn gọi là axit folic giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh (NTD) và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi. Đồng thời, folate cũng ngăn ngừa bệnh thiếu máu và thiếu cân nặng ở thai nhi. Trước khi mang thai và trong khi mang thai cần cung cấp khoảng 0,6 đến 0,8 mg folate. Một số nguồn thực phẩm giàu folate như các loại trái cây, các loại đậu, các loại rau xanh, thịt gia cầm, thịt.

    Canxi

    Canxi cần thiết cho xương, răng của thai nhi phát triển khỏe mạnh và điều chỉnh chất dịch trong cơ thể. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, đậu phụ và trứng rất giàu canxi. Ngoài ra, cải bắp, hạnh nhân và củ cải cũng chứa nhiều canxi. Với phụ nữ mang thai cần cung cấp khoảng 1000mg canxi hàng ngày. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi vì vậy nên bổ sung cả vitamin D.

    Protein

    Protein giúp cải thiện quá trình phát triển của thai nhi và làm giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Các loại thực phẩm giàu protein như các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, trứng và các loại đậu, đậu phụ, các loại hạt cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời.

    Carbohydrates

    Carbohydrates cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi bao gồm lượng đường và cân nặng của em bé. Ngoài ra, carbohydrates cũng giúp điều chỉnh mức đường huyết và glycosylated hemoglobin ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ carbohydrates trong thời kì mang thai rất quan trọng vì carbohydrates có lợi trong việc phòng chống sự gián đoạn trong quá trình trao đổi chất ở trẻ sơ sinh và bệnh béo phì ở phụ nữ mang thai. Một số thực phẩm giàu carbohydrates như các loại ngũ cốc nguyên chất.

    Bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng bằng rau xanh và trái cây.

    Các loại vitamin: cơ thể rất cần vitamin trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là vitamin A, B6, B12, C, D và vitamin K.

    Vitamin A

    Vitamin A có nhiều trong các loại quả như xoài, mơ, dưa vàng, khoai lang, rau bina (rau cải bó xôi), gan, sữa và bơ thực vật.

    Vitamin B6

    Theo một nghiên cứu, vitamin B6 còn được gọi là Pyridoxine có lợi trong việc giảm buồn nôn trong thời gian mang thai, đặc biệt trong quá trình ốm nghén. Vitamin B6 chủ yếu có trong trứng, thịt, gan, đậu, ngũ cốc và rau quả. Mặc dù, vitamin B6 có lợi trong quá trình mang thai nhưng chỉ nên cung cấp theo chỉ định của bác sĩ bởi nếu cung cấp với hàm lượng cao có thể gây hiện tượng co giật ở trẻ.

    Nếu thiếu hụt lượng vitamin B6 trong thời gian mang thai có thể dẫn đến nhiều tác hại xấu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt vitamin B6 là do nồng độ oestrogen tăng cao. Với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai cần bổ sung khoảng 1,5 - 2mg, với phụ nữ đang mang thai cần tiêu thụ 2,5 mg vitamin B6 mỗi ngày.

    Vitamin B12

    Vitamn B12 rất quan trọng với thai nhi, đặc biệt là sự phát triển não và các chức năng của não.Với những phụ nữ mang thai nếu thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến một số nguy hại như khuyết tật ống thần kinh (NTD) ở trẻ sơ sinh, thậm chí là sinh non.

    Vitamin C

    Vitamin C giúp duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra theo đúng quy trình. Ngoài ra, vitamin C có lợi trong quá trình phát triển xương, răng và chữa lành vết thương. Những trái cây giàu vitamin C như cam, kiwi, dâu tây, dưa hấu, nho, cà chua, canh và xoài. Ngoài ra còn có cả cải bắp, ớt, khoai tây và giá đỗ cũng là nguồn cung cấp vitamin  C.

    Vitamin D

    Các nghiên cứu chỉ thấy rằng, trong thời gian mang thai, nếu hàm lượng vitamin D cao giúp bảo vệ thai nhi chống lại eczema và bệnh thở khò khè. Vitamin D không chỉ có lợi cho sự phát triển của xương mà còn giúp trong việc phòng ngừa bệnh tật. Phụ nữ mang thai thiếu vitamin D có thể dẫn đến thai nhi bị còi xương, bệnh tiểu đường loại 1, và tâm thần phân liệt ở trẻ em.

    Có thể bổ sung vitamin D bằng cách bổ sung các thực phẩm như trứng, gan, dầu cá, ngũ cốc ăn sáng, sữa bột, và bơ thực vật. Phụ nữ mang thai nên tránh ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín và các sản phẩm từ gan.

    Vitamin K

    Vitamin K ngăn ngừa xương yếu và các vấn đề đông máu. Nguồn cung cấp vitamin K như rau diếp, cải bắp, gan, trứng, và các sản phẩm từ sữa khác.

    Axit béo

    Axit béo Omega-3 rất tốt cho sự phát triển chung của hệ thống thần kinh của bé. Đồng thời axit béo Omega-3 có thể giúp phụ nữ mang thai tránh sinh non. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-chat-dinh-duong-cuc-ky-quan-trong-trong-suot-thoi-ky-mang-thai-a76854.html
    7 điều cấm kỵ khi mang thai

    7 điều cấm kỵ khi mang thai

    (ĐSPL) – Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như hoạt động hàng ngày để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    7 điều cấm kỵ khi mang thai

    7 điều cấm kỵ khi mang thai

    (ĐSPL) – Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như hoạt động hàng ngày để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

    Những thói quen làm giảm khả năng mang thai

    Những thói quen làm giảm khả năng mang thai

    Sớm mang thai để “lên chức” là điều mong muốn của nhiều cặp vợ chồng trẻ mới cưới. Việc này tưởng chừng đơn giản, nhưng có thể trở nên khó khăn chỉ vì những thói quen hàng ngày của bạn.