+Aa-
    Zalo

    Người con giàu có nhưng chỉ dám yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc rẻ nhất cho mẹ già

    ĐS&PL Ban đầu các bác sĩ ngạc nhiên lắm, vì trông Hoàng đâu có vẻ nghèo khó gì, thậm chí trên người anh thứ nào cũng đắt tiền, từ điện thoại, áo quần, dây lưng, đồng hồ... đều

    Ban đầu các bác sĩ ngạc nhiên lắm, vì trông Hoàng đâu có vẻ nghèo khó gì, thậm chí trên người anh thứ nào cũng đắt tiền, từ điện thoại, áo quần, dây lưng, đồng hồ... đều là hàng hiệu cơ mà, sao lại tiết kiệm tiền chữa bệnh cho mẹ.

    Hoàng không phải là đứa con trai bất hiếu, tiền bạc anh cũng không thiếu thế nhưng chỉ vì mẹ già mà nhiều lần anh bị mọi người đánh giá, hiều nhầm anh là con người keo kiệt, đối xử tệ bạc với cha mẹ.

    Những người thân quen thì thông cảm cho Hoàng, còn những ai mới tiếp xúc với Hoàng lại cho rằng anh là đứa con bất hiếu, rồi họ coi thường, khinh miệt anh. Trước kia anh còn hơi sức để giải thích, thế nhưng lâu dần anh mặc kệ, ai muốn nghĩ gì thì nghĩ, ai muốn trách cứ anh thì cứ trách chứ bản thân anh cũng quá mệt mỏi rồi.

    Hoàng có vợ và 1 cậu con trai kháu khỉnh, anh sống chung với mẹ, bố anh mất sớm, một mình mẹ anh tần tảo nuôi anh ăn học thành tài. Hoàng thương mẹ vô cùng, anh muốn mẹ anh được hưởng tất cả những gì tốt nhất. Trước đây gia đình nghèo khó đã đành, nay bản thân anh đã có tiền đồ, có công ty riêng, thu nhập mỗi tháng lên đến hàng trăm triệu đồng, vậy mà càng giàu anh lại càng trở thành đứa con "bất hiếu" trong mắt người khác.

    Ngày sinh ra Hoàng cũng là ngày mà bố Hoàng gặp tai nạn qua đời, kể từ đó mẹ Hoàng ở vậy một mình bươn trải nuôi anh khôn lớn. Khi ấy, mẹ Hoàng sống vô cùng vất vả, anh em họ hàng đều nghèo nên không ai giúp đỡ, mới sinh xong còn chưa kịp ở cữ mẹ anh đã phải làm việc. Bà đặt anh trên giường rồi lại nhận hàng về nhà làm, mỗi tháng cũng được đôi trăm, cố tằn tiện mới đủ trang trải cuộc sống của hai mẹ con.

    Nghe mẹ Hoàng kể lại, ngày đó bà làm hương, mùi hương độc hại nên bà không dám làm trong nhà, phải ra ngoài sân làm, nhưng ra đó làm lại sợ con khóc không nghe thấy thì tội, bà cứ nhấp nhổm làm được một lúc lại chạy vào giường ngó con, cho con ti, thay quần con tè dầm... nhiều lúc bà muốn ngất đi mà không dám. Nghĩ đến đứa con còn đỏ hỏn nằm một mình trên giường là bà lại ứa nước mắt.

    Ảnh minh họa.

    Cuộc sống của mẹ con Hoàng cứ như vậy cho đến khi Hoàng chập chững biết đi thì mẹ anh lại gánh gồng con đi bán hàng dong. Nhiều người thương tình thường cho mẹ con Hoàng đồ ăn, áo quần cũ... Hoàng càng lớn mẹ anh càng đỡ vất vả.

    Tuy cuộc sống khó khăn đến vậy nhưng mẹ Hoàng vẫn nhất định cho Hoàng đi học, khi đi học anh được nhà trường hỗ trợ toàn bộ tiền học phí, được hàng xóm cho sách vở cũ... Lúc ấy khó khăn nhất đối với gia đình Hoàng là làm sao có đủ tiền sống qua ngày. Biết được nỗi cơ cực của mẹ nên Hoàng chăm chỉ học hành, ở lớp, ở trường anh luôn đứng top đầu, thường xuyên nhận được học bổng. Chính vì thế mà ngy sau khi tốt nghiệp đại học anh đã tìm được công việc tốt.

    Mẹ Hoàng bị ám ảnh bởi những tháng ngày khó khăn, nên dù Hoàng có tiền của, giàu có cỡ nào thì mẹ anh vẫn sống tằn tiện, và giữ thói quen tiết kiệm. Bà không bao giờ cho Hoàng tiêu tiền vào những việc mà bà vẫn thường gọi là "không cần thiết, lãng phí". Thậm chí, con dâu chiều bà, mua cho bà quần áo mới bà cũng cằn nhằn rồi nhất quyết không mặc bắt con dâu đem đi trả nếu không sẽ từ mặt con dâu.

    Kể từ đó, vợ Hoàng không bao giờ dám mua đồ biếu mẹ chồng. Và đến cả Hoàng cũng vậy, anh cũng sợ bị mẹ từ mặt nên bỗng chốc cậu con trai giàu có trở thành người con 'bất hiếu'.

    Ngày mẹ Hoàng ốm nặng, anh đưa mẹ đến bệnh viện thế nhưng bà nhất quyết không đi vì sợ tốn kém, Hoàng lo lắng bệnh tình của mẹ nên nhất quyết đưa mẹ vào viện, suốt quãng đường Hoàng chở mẹ vào bệnh viện, bà giận con trai không nghe lời nên không nói gì. Đến bệnh viện, bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm, mẹ Hoàng vội vàng hỏi chi phí. Các bác sĩ cho hay tiền làm xét nghiệm tổng thể mất khoảng 3 triệu, vậy là bà nhất quyết không làm, bà nằm "ăn vạ" đòi về nhà, luôn miệng kêu mình khỏi bệnh, khỏe rồi, cốt là để không phải tốn tiền.

    Sống với mẹ, Hoàng hiểu tính bà nên trước mặt mẹ Hoàng luôn làm theo ý. Anh nói với bác sĩ "Làm xét nghiệm tốn kém lắm, không cần thiết làm đâu. Bác sĩ cứ khám cho mẹ tôi thôi, có cần lấy máu gì thì cứ lấy nhưng những dịch vụ mất phí thì miễn nhé...". Nghe con trai nói đến đây bà mới gật gù "Nó nói đúng đấy, máu thì tôi có nhiều các anh cứ lấy chứ làm mấy cái xét nghiệm kia chi cho lãng phí".

    Ban đầu các bác sĩ ngạc nhiên lắm, vì trông Hoàng đâu có vẻ nghèo khó gì, thậm chí trên người anh thứ nào cũng đắt tiền, từ điện thoại, áo quần, dây lưng, đồng hồ... đều là hàng hiệu cơ mà, sao lại tiết kiệm tiền chữa bệnh cho mẹ. Hai bác sĩ nhìn Hoàng rồi lại nhìn nhau lắc đầu ngán ngẩm. Hoàng đoán chắc họ đang coi thường anh lắm, sẽ nghĩ anh là cậu con trai bất hiếu, keo kiệt.

    Tuy nhiên, ngay sau khi bác sĩ ra khỏi phòng Hoàng đã vội đuổi theo, anh nói rõ với bác sĩ là "các bác sĩ cứ làm xét nghiệm cho mẹ em, làm đầy đủ, càng kỹ càng tốt, tốn kém thế nào cũng được. Em đâu có tiếc rẻ gì tiền chữa bệnh cho mẹ, nhưng ngặt nỗi mẹ em khó tính, bà tiết kiệm, hễ phải tiêu tiền là lại làm toáng lên, không khéo là bà từ mặt con cháu, bỏ nhà bỏ cửa đi luôn, em hết cách nên trước mặt mẹ đành chiều theo ý...". Hoàng vừa dứt lời hai bác sĩ đã gật gù, vỗ vai tỏ ý thông cảm cho anh rồi tiến hành làm xét nghiệm cho mẹ Hoàng, tuy nhiên trước mặt bà cụ bác sĩ đều nói là miễn phí.

    Một lát sau, có thêm một bác sĩ khác đến kê đơn thuốc, Hoàng nhìn sắc mặt mẹ rồi nói "Bác sĩ kê cho em loại thuốc rẻ nhất, thuốc nội ý, chứ thuốc ngoại đắt nhà em không dùng đâu". Cũng giống như hai bác sĩ trước, bác sĩ này ngạc nhiên lắm, vì trước giờ chỉ có người nghèo mới lăn tăn chuyện tiền thuốc men, chứ người như Hoàng tiền bạc đầy người sao lại làm vậy.

    Vị bác sĩ này nói "Mẹ anh bệnh khá nặng, hơn thế tuổi lại cao nên dùng thuốc tốt may ra sức khỏe mới nhanh hồi phục. Chẳng lẽ anh lại tiếc rẻ tiền...".

    Hoàng hốt hoảng nói "Tiền bạc giờ kiếm khó khăn, thuốc nào chả là thuốc chữa bệnh, nhanh chậm một vài ngày có chết ai đâu. Bác sĩ cứ kê đơn thuốc loại rẻ cho mẹ con em". Vị bác sĩ hằm mặt, ghì chặt bút kê đơn thuốc rồi đưa cho Hoàng. Thấy mẹ có vẻ hài lòng nên anh mừng lắm. Sau đó anh chạy với theo bác sĩ rồi nói rõ đầu đuôi sự tình, lại một lần nữa Hoàng nhận được sự thông cảm từ bác sĩ. Vị bác sĩ kê lại đơn thuốc cho Hoàng rồi nói "Rõ khổ, các cụ sống trong cái khổ quen nên làm khó con cháu. Nhiều người thà chết cũng không nỡ để con cái tốn kém.

    Tâm sự của Hà Phương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguoi-con-giau-co-nhung-chi-dam-yeu-cau-bac-si-ke-don-thuoc-re-nhat-cho-me-gia-a186858.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan