+Aa-
    Zalo

    Đối thủ ngáng đường U16 Việt Nam mạnh cỡ nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Iran là nền bóng đá có “số má’ ở khu vực châu Á. ĐTQG Iran từng nhiều lần góp mặt tại sân chơi World Cup và ở lứa tuổi U16.

    Iran là nền bóng đá có “số má’ ở khu vực châu Á. ĐTQG Iran từng nhiều lần góp mặt tại sân chơi World Cup và ở lứa tuổi U16, bóng đá Iran cũng là cái tên khiến các đội bóng châu Á phải rất kiêng nể.

    Nếu vượt qua được đối thủ U16 Iran ở trận tứ kết diễn ra vào chiều mai (25/9) thì lần đầu tiên trong lịch sử, U16 Việt Nam sẽ góp mặt tại giải vô địch U17 thế giới 2017. Tuy nhiên với bóng đá Iran, từ lâu họ đã không còn xa lạ với đấu trường vô địch U17 thế giới.

    Trong quá khứ, bóng đá Iran từng góp mặt tại FIFA World Cup U17 vào các năm 2009, 2013. Còn tại đấu trường U16 châu Á, U16 Iran từng lên ngôi vô địch năm 2008 và góp mặt tại vòng bán kết năm 2012 và có 2 lần liên tiếp lọt vào trận tứ kết các năm 2014, 2016. Đó thực sự là những thành tích đáng nể của bóng đá trẻ Iran và rõ ràng họ ở trình độ hơn nhiều so với bóng đá Việt Nam.

    Tại vòng bảng giải vô địch U16 châu Á 2016, U16 Iran nằm ở bảng A cùng với các đội U16 UAE, Saudi Arabia và chủ nhà Ấn Độ. Sau 3 lượt trận, U16 Iran giành ngôi đầu bảng với thành tích bất bại, 2 trận thắng và hòa 1. Dù có 7 điểm giống như U16 UAE nhưng U16 Iran đã chiếm được ngôi đầu bảng nhờ có hiệu số bàn thắng/bại tốt hơn (+4 so với +3).

    Sau 3 trận đấu vòng loại, U16 Iran ghi được tổng cộng 7 bàn thắng, trong đó Asadabadi và Sharifi mỗi người lập một cú đúp. Các bàn thắng còn lại của U16 Iran do công của Sayyad, Ghaderi và Ghaderi.

    Qua 3 trận vòng loại, với lợi thế thể hình, thể lực, U16 Iran trình diễn lối chơi thiên về sức mạnh, tận dụng chiều cao và khả năng tì đè đánh đầu của những cầu thủ để tấn công để uy hiếp và kết liễu đối thủ.

    Rõ ràng những thành tích và các con số thống kê kể trên đương nhiên khẳng định một điều chắc chắn rằng, bóng đá Iran thực sự rất mạnh và họ gần như đã tiệm cận với trình độ thế giới.

    Dẫu vậy, khoảng cách chênh lệch đẳng cấp không phải lúc nào cũng đảm bảo cho một chiến thắng của bóng đá Iran trước Việt Nam.

    Còn nhớ tại ASIAN Games 2014, dưới thời HLV trưởng Toshiya Miura, đội tuyển U23 Việt Nam từng gây nên “cơn địa chấn” khi đánh bại U23 Iran tới 4-1. Và đây có thể xem là cơ sở để HLV Đinh Thế Nam có thể tin tưởng rằng, các học trò của ông hoàn toàn có thể nghĩ một chiến thắng trước đối thủ mạnh U16 Iran và có thể viết nên lịch sử cho bóng đá nước nhà.

    Mạnh Đức
    Nguồn: Thể thao & Văn hóa

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doi-thu-ngang-duong-u16-viet-nam-manh-co-nao-a163050.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.