+Aa-
    Zalo

    Dự án Booyoung Vina "ngủ đông' sau tấm tôn kín suốt 16 năm

    (ĐS&PL) - Booyoung vina- là dự án được đầu tư xây dựng với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng thế nhưng sau 16 năm khởi công nơi đây vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm.

     

    Nếu thường xuyên đi qua con đường Vũ Trọng Khánh (KĐT Mỗ Lao, quận Hà Đông, Tp.Hà Nội) các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh bãi đất trống được bao bọc với những tấm tôn chắc chắn, bên ngoài có ghi dòng chữ Booyoung Vina. 

    Được biết, đây là "siêu dự án" tổ hợp chung cư Booyoung Vina, có diện tích 4,3ha do Công ty TNHH Booyoung Việt Nam (đơn vị thành viên của Booyoung Hàn Quốc) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên tới 171 triệu USD (khoảng 4.000 tỷ đồng hiện tại). Dự án được cấp phép cho Công ty TNHH Booyoung Việt Nam từ năm 2006, dự kiến hoàn thành vào năm 2010 với 6 tòa nhà 30 tầng và 3 tầng hầm. Năm 2007, dự án khởi công lần đầu tiên nhưng sau đó nằm “bất động” thời gian dài.

    000012217still002
    4 ô đất còn lại của dự án Booyoung Vina vẫn đang quây tôn, chưa có dấu hiệu thi công trở lại.

     

    Đến tháng 9/2015, chủ đầu tư tiếp tục thi công xây dựng dự án trên các lô đất ký hiệu CT-04 và CT-07. Do đó hiện tại, “siêu dự án” chỉ có 2 tòa chung cư được xây dựng trên lô đất CT-04 và CT-07 và đón cư dân về ở, 4 ô đất còn lại vẫn đang quây tôn, bỏ hoang tại dự án Booyoung Vina nghìn tỷ này. Bên trong các ô đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, một số vật liệu xây dựng cũng hoen gỉ và không có bất cứ hoạt động thi công nào. Đường phía sau dự án BooYoung Mỗ lao, Hà Đông xuất hiện tình trạng điểm trông giữ xe ô tô. 

    Được kỳ vọng là siêu dự án của quận Hà Đông nhưng trước thực trạng bỏ hoang này đang khiến nhiều người dân sống quanh khu vực tỏ ra xót xa. Đồng thời cũng khiến bộ mặt khu đô thị trở nên nhếch nhác, ngổn ngang sau nhiều năm dự án được phê duyệt.

    000015100still003
    Hình ảnh nhếch nhác quanh "siêu dự án" tổ hợp chung cư Booyoung Vina.

     

    Luật Đất đai quy định “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”.

    Thế nhưng, trên thực tế, những dự án như thế này thu hồi còn rất rất ít ỏi.




    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/du-an-booyoung-vina-ngu-dong-sau-tam-ton-kin-suot-16-nam-a580765.html
    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Chương trình Nhà ở xã hội thể hiện tầm quan trọng rất lớn về mọi khía cạnh trong cuộc sống, không chỉ đơn giản về vấn đề nhà ở mà nó còn là các vấn đề như an sinh xã hội. Thế nhưng theo một doanh nghiệp, các vấn đề trong quá trình triển khai loại hình nhà ở này vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế, làm kìm hãm sự phát triển của nhà ở xã hội.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Phát triển phân khúc nhà ở xã hội dưới góc nhìn doanh nghiệp

    Chương trình Nhà ở xã hội thể hiện tầm quan trọng rất lớn về mọi khía cạnh trong cuộc sống, không chỉ đơn giản về vấn đề nhà ở mà nó còn là các vấn đề như an sinh xã hội. Thế nhưng theo một doanh nghiệp, các vấn đề trong quá trình triển khai loại hình nhà ở này vẫn còn gặp nhiều thách thức và hạn chế, làm kìm hãm sự phát triển của nhà ở xã hội.