+Aa-
    Zalo

    Dự án nhà máy nước 5000 tỷ của Shark Liên ra nghị trường Quốc hội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau vụ nước sạch sông Đà bị đầu độc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) lại lo ngại Công ty nước sạch sông Đuống khánh thành khi chưa có kết quả nghiệm thu.

    Sau vụ nước sạch sông Đà bị đầu độc, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) lại lo ngại Công ty nước sạch sông Đuống khánh thành khi chưa có kết quả nghiệm thu.

    Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) chia sẻ về sự cố nhà máy nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải làm đảo lộn cuộc sống, đe dọa sức khỏe của hàng vạn người dân Thủ đô, bộc lộ nhiều yếu kém. Sự việc cũng cho thấy tắc trách của doanh nghiệp cũng như chính quyền từ Trung ương đến địa phương khi đá trách nhiệm cho nhau, lúng túng trong giải quyết hậu quả.

    Theo ông, không chỉ nhà máy nước sạch sông Đà, 4 ngày trước lễ khánh thành Nhà máy nước mặt sông Đuống (giai đoạn 1), Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) cũng đã gửi văn bản cảnh báo nhà máy này chưa cung cấp thiết kế ống qua đường, kết quả thử áp, chưa bổ sung đầy đủ các chủng loại ống.

    Trước thực trạng trên, ông Bình kiến nghị Chính phủ không nên thoái vốn toàn bộ mà cần phải có lộ trình và phải nắm một phần vốn nhất định trong các công ty cấp nước. Bởi theo ông Bình nước sạch là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và phát triển kinh tế xã hội.

    Doanh nghiệp Thái Lan chi hơn 2.000 tỷ đồng "thâu tóm" Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: Vietnamnet


    Công trình quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng và môi trường, công trình sử dụng vốn nhà nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình.
     
    “Đối với các doanh nghiệp trước đã có vốn dưới 50% sẽ giữ nguyên, còn đối với các doanh nghiệp chưa cổ phần hóa thì nhà nước vẫn nên giữ cổ phần trên 50%. Có như vậy mới đảm bảo an ninh nguồn nước sạch cho người dân”, ông Bình nói.

    Về an ninh nước sạch, theo quyết định của Thủ tướng, nước sạch thuộc lĩnh vực nhà nước không cần nắm quyền chi phối, tỷ lệ sở hữu được giảm xuống còn dưới 50%; đến năm 2020, nhà nước có thể thoái vốn toàn bộ.

    Từ 7/2017, Hà Nội tạm tính giá nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT) với lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.

    Nhà máy Nhà máy nước mặt Sông Đuống do Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống làm chủ đầu tư thuộc Tập đoàn AquaOne. Tập đoàn Aqua One được điều hành bởi Chủ tịch HĐQT Đỗ Thị Kim Liên (SN 1968, quê ở Vĩnh Phúc), hay còn gọi là Shark Liên, người biết đến trong chương trình truyền hình Thương vụ bạc tỷ.

    Ngoài nhà máy nước mặt sông Đuống với tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 5.000 tỷ đồng, Tập đoàn AquaOne đã và đang đầu tư nhiều dự án nhà máy nước lớn: Nhà máy nước mặt Sông Hậu khoảng 2.000 tỷ đồng, nhà máy nước mặt Xuân Mai - Hòa Bình có vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng).

    AquaOne của Shark Liên đồng thời là cổ đông chiến lược tại nhiều công ty cấp thoát nước tại các tỉnh thành trên toàn quốc.

    Kiều Trang(T/h)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/du-an-nha-may-nuoc-5000-ty-cua-shark-lien-ra-nghi-truong-quoc-hoi-a299926.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan