+Aa-
    Zalo

    Đức từ chối đề xuất của Ba Lan về việc đưa "lá chắn thép" Patriot đến Ukraine

    • DSPL
    ĐS&PL Bộ Quốc phòng Đức đã bác bỏ đề xuất của chính phủ Ba Lan về việc chuyển hệ thống phòng không "lá chắn thép" Patriot đến Ukraine.

    AP đưa tin ngày 25/11 (giờ địa phương), Chính phủ Ba Lan cho rằng, hệ thống phòng không chống tên lửa Patriot được Đức đề nghị gửi đến quốc gia này, nên được chuyển đến Ukraine. Đề xuất này được cho rằng sẽ làm gia tăng đáng kể sự can dự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào Ukraine. 

    Động thái bất ngờ của Ba Lan đối với lời đề nghị từ Berlin nhận được sự ủng hộ của Ukraine, quốc gia đang tuyệt vọng trong việc bảo vệ không phận của mình trước hàng loạt cuộc tấn công tên lửa của Nga, gây mất điện trên khắp đất nước. 

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nhấn mạnh rằng việc sử dụng các hệ thống phòng thủ của NATO bên ngoài lãnh thổ cần phải được tất cả các quốc gia thành viên đồng ý.

    Bà Lambrecht nói với các phóng viên ở Berlin: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là Ba Lan có thể dựa vào các đồng minh để sát cánh bên nhau, ngay cả trong những thời điểm khó khăn".

    “Đó là lý do tại sao chúng tôi đề nghị hỗ trợ cảnh sát trên không và Patriot, nhưng vũ khí này là một phần hệ thống phòng không tích hợp của NATO, nghĩa là chúng được thiết kế cho lãnh thổ NATO. Nếu chúng được sử dụng bên ngoài khu vực NATO, điều đó phải được các đồng minh đồng ý trước", bộ trưởng Quốc phòng Đức nói. 

    duc tu choi de xuat cua ba lan ve viec dua la chan thep patriot den ukraine
    Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của lực lượng Đức trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: AP.

    Đức đã chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ba Lan nhằm bảo vệ không phận, sau khi một tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan ở miền Đông khiến 2 người thiệt mạng hồi tuần trước.

    "Lá chắn thép" Patriot (MIM-104) là hệ thống phòng không tầm xa, có thể sử dụng ở mọi độ cao, mọi thời tiết để chống lại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình và máy bay tiên tiến. Nó được sản xuất bởi Raytheon ở bang Massachusetts và Lockheed Martin Missiles and Fire Control ở bang Florida (Mỹ), theo Army Technology.

    Hệ thống tên lửa Patriot gồm 4 tổ hợp: hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống chỉ huy điều khiển; hệ thống radar cảnh giới; hệ thống dẫn đường. Bốn thành phần này được tích hợp, tạo ra một hệ thống có tính cơ động rất cao. 

    Radar AN/MPQ-53 của hệ thống Patriot thực hiện các chức năng tìm kiếm, phát hiện mục tiêu, theo dõi và nhận dạng, theo dõi và dẫn đường tên lửa, cũng như các chức năng chống phản công điện tử (ECCM). Radar được gắn trên xe kéo và được điều khiển tự động bởi máy tính điều khiển vũ khí kỹ thuật số trong trạm điều khiển tham gia thông qua liên kết cáp.

    Hệ thống radar có tầm hoạt động lên tới 100km, khả năng theo dõi tới 100 mục tiêu và có thể cung cấp dữ liệu dẫn đường tên lửa cho tối đa 9 tên lửa.

    Bích Thảo(Theo AP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/duc-tu-choi-de-xuat-cua-ba-lan-ve-viec-dua-la-chan-thep-patriot-den-ukraine-a558453.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan