+Aa-
    Zalo

    Dùng điều hòa cần biết điều này để tránh mất tiền vô ích

    • DSPL
    ĐS&PL Điều hòa chạy một thời gian lâu sẽ cần bảo lau chùi bảo dưỡng, nạp ga... để có thể tiếp tục vận hành tốt. Tránh để bị thợ vô lương tâm lừa dối mất tiền.

    Điều hòa chạy một thời gian lâu sẽ cần bảo lau chùi bảo dưỡng, nạp ga... để có thể tiếp tục vận hành tốt. Tránh để bị thợ vô lương tâm lừa dối mất tiền, bạn cần biết những kiến thức sau.

    Nếu bạn biết một số kiến thức về tự bảo hành bảo dưỡng điều hòa tại nhà sẽ giúp cho máy chạy bền lâu hơn, tiết kiệm điện và ít bị hỏng hóc. Thậm chí nếu phải gọi thợ nạp thêm ga cũng không lo bị "hố" tiền.

    Rửa sạch lưới lọc không khí

    Lưới lọc không khí là nơi rất hay bị bám bụi, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất, cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của gia đình bạn.

    Để làm vệ sinh lưới lọc, trước hết bạn cần tháo mặt dàn lạnh, rút lưới ra rồi để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch. Sau đó bạn vẩy khô rồi cắm vào mặt máy lắp lại. Lưới lọc không khí rất dễ bám bụi nên bạn phải vệ sinh chúng khoảng 2 tuần 1 lần.

    Vệ sinh cục nóng và cục lạnh

    Hai phần quan trọng nhất của một chiếc máy lạnh, điều hòa chính là cục nóng và cục lạnh, bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu năng và điện năng tiêu thụ của thiết bị. Bởi vậy mà việc lắp đặt máy lạnh là một trong những công việc khó đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong ngành sửa điện lạnh.

    Khi tiến hành tự bảo dưỡng máy điều hòa, bạn cần chú ý loại bỏ những vật cản xuất hiện trong dàn nóng hoặc lạnh vì nếu có vật cản bất thường, quạt gió sẽ không thể hoạt động tốt được.

    Vệ sinh dàn lạnh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Bạn có thể dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp đúng vị trí.

    Đối với dàn nóng do thường đặt ngoài trời, ít được che chắn nên dễ bị bụi bẩn, nên nếu không vệ sinh định kỳ chúng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quạt và block điều hòa. Bạn nên có các biện pháp che chắn, bảo vệ cục nóng để hạn chế bụi bẩn và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chúng gây giảm độ bền.

    Kiểm tra và nạp gas điều hòa

    Kiểm tra lượng gas điều hòa rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng. Nếu cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh, gió thổi ra dàn nóng không nóng, chúng ta cần liên lạc với nhân viên kỹ thuật để có thể được nạp gas bổ sung nếu cần thiết.

    Người dùng cần biết rằng chiếc điều hòa mình đang sử dụng là loại điều hòa nào để xác định chính xác điều hòa dùng loại gas nào và nạp đúng loại gas đó. Nếu không biết điều hòa sử dụng loại gas nào bạn có thể search theo tên model máy điều hòa trên google hoặc đọc trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy. Bởi, mỗi một loại điều hòa được sử dụng những bình gas khác nhau. Cùng với đó, giá thành cũng khác nhau nên việc thợ điều hòa thay gas có thể thông báo loại gas đắt tiền nếu như bạn không có kiến thức.

    Theo giá thị trường, giá nạp bổ sung gas cho điều hòa cũ từ 150.000 đồng tới 300.000 đồng mỗi máy điều hòa dùng gas R22 và 350.000 đồng nạp mới hoàn toàn với gas R410A.

    Hiện nay, một số dòng điều hòa cao cấp có chức năng tự chẩn đoán, người dùng có thể dễ dàng theo dõi được các thông số gas ngay trên remote đi kèm của máy.

    Thông thường nếu được lắp đúng kỹ thuật và không bị sự cố gì trong quá trình sử dụng thì gas điều hòa sẽ không thể thất thoát được mà sẽ tuần hoàn làm lạnh như một phần tất yếu của điều hòa mà không cần phải “châm” thêm trong quá trình sử dụng. Gas chỉ thất thoát hoặc bị thiếu trong những trường hợp như khi lắp đặt ban đầu máy thiếu gas mà không kiểm tra xem áp suất vận hành của máy có đủ gas hay không, các đầu nối không đảm bảo kín hoàn toàn nên bị rò rỉ một lượng rất nhỏ nên lâu ngày áp suất gas trong máy bị giảm xuống một lượng nhất định cần phải tìm chỗ bị xì khắc phục rồi sau đó mới nạp bổ sung gas cho đủ.

    Đặc biệt lưu ý, khi điều hòa có dấu hiệu hết gas nên nạp luôn. Không nên để điều hòa cạn kiệt gas mới nạp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như máy nén của điều hòa giảm tuổi thọ.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-dieu-hoa-can-biet-dieu-nay-de-tranh-mat-tien-vo-ich-a226687.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan