+Aa-
    Zalo

    Dùng điều hòa không đúng cách: Liệt mặt, đột tử

    • DSPL
    ĐS&PL Thời tiết nắng nóng, nếu không biết sử dụng điều hòa đúng cách có thể bị liệt mặt, đột tử.

    Thời tiết nắng nóng, nếu không biết sử dụng điều hòa đúng cách có thể bị liệt mặt, đột tử.

    Không ít trẻ phải nhập viện điều trị vì bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên trong những ngày hè do nằm điều hòa quá lạnh.

    Sau khi ngủ trưa trong phòng điều hòa, cháu Quách Thị Thu H. (ở Quốc Oai, Hà Nội) có hiện tượng cười bị méo mồm. Sau đó 1 tiếng thấy con có nhiều biểu hiện lạ khác như rơi vãi nhiều khi ăn, mắt không nhắm được kín, nói ngọng kiểu ú ớ.

    Sau khi thăm khám tại viện châm cứu khám, các bác sĩ chẩn đoán bé H bị liệt dây thần kinh số 7 do nằm điều hòa quá lạnh, đến nay sau gần 1 tuần điều trị cháu đã đỡ được 7-8 phần.

    Một trường hợp khác là cháu bé Phạm Mỹ D. 26 tháng tuổi (Quảng Ngãi) cũng bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

    Do thời tiết khá nóng nực, nhà anh D. thường xuyên dùng điều hòa và để nhiệt độ khoảng 20-22 độ.

    “Một hôm cháu ngủ dậy, tôi phát hiện cháu bị liệt một bên mặt, lo lắng quá gia đình đi chạy chữa một số nơi, trong đó có cả tây y nhưng không khỏi dứt điểm”, anh D cho hay.

    Sau 2 liệu trình điều trị ở BV Châm cứu Trung ương, cháu D. bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nằm ở trong phòng lạnh quá lâu. Đến nay cháu D. đã đỡ được 4-5 phần.

    Theo các bác sĩ, khi ở phòng lạnh, nếu thấy một bên mặt hơi cứng khác thường, soi gương thấy một bên bị xệ xuống, miệng méo, mắt bên bệnh không thể nhắm kín và có nước mắt chảy ra… thì cần cảnh giác, nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác.

    Bác sĩ sẽ khám và làm rõ nguyên nhân có phải méo miệng liệt mặt do nằm điều hòa hay do bệnh khác. Một số bệnh cũng gây méo miệng, liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não…

    Không chỉ trẻ em, cộng đồng mạng còn nhớ câu chuyện một blogger nổi tiếng đã tử vong cách đây mấy năm. Người này được cho là sau khi tắm xong đã vào nằm phòng điều hòa lạnh dẫn đến viêm hô hấp cấp trên tiền sử mắc bệnh hen.

    Còn chị Phạm Thanh Thảo (Hà Nội) lên mạng than thở việc chồng sử dụng điều hòa quá lạnh, điều này khiến cho bé con nhà chị thường xuyên bị ốm.

    Vào tiết trời mùa hè nóng bức, dùng điều hòa chính là giải pháp tốt nhất mà các gia đình thường lựa chọn. Tuy nhiên, mới đây, bà mẹ trẻ có tên Thanh Thảo đã lên một diễn đàn than thở việc chồng mình dùng điều hòa lạnh dẫn đến con bị ốm, sốt, viêm họng, viêm phế quản. Bởi vậy, mấy ngày nay gia đình chị luôn rơi vào trạng thái căng thẳng.

    Vì vậy, cần sử dụng điều hòa sao cho phù hợp, tránh gặp họa:

    Chỉ dùng điều hòa đúng công suất với diện tích phòng

    Điều hòa công suất nhỏ cho diện tích lớn dễ gây tốn điện, làm mát chậm nhưng điều hòa công suất lớn cho diện tích nhỏ cũng có những tác hại khó lường. Nhiều người dùng có suy nghĩ sẽ chọn model dư công suất so với nhu cầu để có tốc độ làm lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, với cách chọn lựa như vậy, lượng không khí lạnh luôn quá mức cần thiết, ngay cả ở chế độ ngủ khiến người dùng dễ gặp các bệnh về hô hấp và cũng tốn điện hơn bình thường.

    Không bật điều hòa nhiệt độ thấp hơn 5 độ C bên ngoài

    Chênh lệch nhiệt độ lớn có thể gây sốc nhiệt cho người dùng. Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp không chỉ tốn điện mà còn dễ làm người dùng bị sốc nhiệt do chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài khi đi ra vào. Ngay cả những ngày nắng nóng, cũng không nên để nhiệt độ thấp hơn 5 độ C so với bên ngoài, ngoại trừ các trường hợp nóng trên 35 độ C, nhiệt độ điều hòa có thể để ở mức gần tối thiểu 28-29 độ C. Thực tế căn phòng có điều hòa ở 29 độ C vẫn luôn cho cảm giác mát mẻ, thoải mái hơn không khí tự nhiên ở nhiệt độ tương tự, đặc biệt là trong các ngày nóng ẩm oi bức tại miền Bắc.

    Sử dụng thêm quạt

    Nhiều người dùng cho rằng bật thêm quạt khi có điều hòa là một sự lãng phí. Thực tế, việc dùng điều hòa kết hợp thêm quạt vừa đỡ tốn điện (điều hòa có thể để ở nhiệt độ cao hơn) vừa làm không khí trong phòng lưu thông, tốt cho sức khỏe con người. Không khí lạnh đều hơn trong phòng giúp người bên trong không bị thay đổi nhiệt độ khi đi lại.

    Không bật tắt điều hòa liên tục

    Mỗi lần khởi động, điều hòa tốn điện hơn thông thường, chưa kể việc làm lạnh từ đầu cũng sẽ mất nhiều thời gian, năng lượng  hơn so với việc duy trì khí lạnh trong phòng. Ước tính, lượng tiêu thụ điện năng khi khởi động và làm lạnh từ đầu tốn gấp 3 lần so với việc duy trì. Vì vậy, nếu chỉ ra ngoài trong 1-2 tiếng, người dùng có thể giữ nguyên chế độ bật điều hòa và nâng nhiệt độ lên một chút để giảm chi phí.

    Cộng đồng mạng - Mẹ trẻ lo lắng vì thói quen sử dụng điều hòa của chồng khiến con bị bệnh

    Mẹ trẻ lo lắng vì thói quen của chồng khiến con thường hay ho, ốm (Ảnh minh họa).

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai) cũng khuyến cáo mọi người không nên ra vào phòng điều hòa đột ngột, lạm dụng điều hòa, không nên xối thẳng quạt, điều hòa vào người. Trong phòng chỉ nên bật điều hòa quá lạnh (dễ bị đột quỵ), chỉ nên bật khoảng 25-28 độ. Ngoài ra, nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa; Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

    Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.

                                                                                Nam Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dung-dieu-hoa-khong-dung-cach-liet-mat-dot-tu-a230959.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan