+Aa-
    Zalo

    [E] Những ngày trực Tết của các bác sĩ cấp cứu: Cũng vội vã, hối hả như thường ngày

    • DSPL

    (ĐS&PL) - “Ngày thường hay ngày Tết khi có bệnh nhân vào cấp cứu thì mọi thứ vẫn phải nhanh chóng”, BS Dương Hồng Quân, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.

    Mộc Trà

    “Ngày thường hay ngày Tết khi có bệnh nhân vào cấp cứu thì mọi thứ vẫn phải nhanh chóng”, BS Dương Hồng Quân, Bệnh viện Việt Đức chia sẻ.

    21h tối 30 Tết, xe cấp cứu kèm tiếng hú ing ỏi đỗ vội vàng tại cửa Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức. Nam thanh niên chừng 20 tuổi được đẩy vội vã thẳng vào khu hồi sức cho bệnh nhân nặng trong tình trạng hôn mê, chấn thương và vết thương ở nhiều vùng cơ thể.

    Ths.BS Trần Tuấn Anh, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Việt Đức cùng các bác sĩ có mặt tại kíp trực nhanh chóng vào vị trí và ngay lập tức tiến hành đánh giá toàn diện, đồng thời tiến hành hết sức khẩn trương cấp cứu bệnh nhân. Mỗi người một việc, không một động tác thừa, mọi thứ dường như đã quá quen thuộc như đã được lập trình sẵn.

    Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, khai thác và đánh giá sơ bộ, đây là trường hợp bệnh nhân đa chấn thương do tại nạn giao thông xe máy va chạm với ô tô. Điều đặc biệt là bệnh nhân này đã sử dụng rượu bia trước khi lái xe. Bệnh nhân đã được sơ cấp cứu tại bệnh viện tuyến dưới, được đặt ống nội khí quản trước khi chuyển lên Bệnh viện Việt Đức.

    “Thăm khám sơ bộ, bệnh nhân được chẩn đoán: Đa chấn thương, chấn thương sọ não, hàm mặt, ngực kín, bụng kín. Bệnh nhân đã được lấy máu xét nghiệm nhanh tại chỗ, tiến hành cấp cứu hồi sức, đặt ven truyền nhanh chóng…Sau đó các bác sĩ cần phải tiếp tục đánh giá, phối hợp hội chẩn các chuyên khoa, chụp x quang, cắt lớp vi tính để đưa ra chẩn đoán cuối cùng”, BS Tuấn Anh cho hay.

    Cùng ở kíp trực, Bác sĩ Dương Hồng Quân, Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Tạo hình và Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức đánh giá, đây là ca bệnh nặng nhất trong tối các anh tiếp nhận. Đánh giá tình hình khả quan bước đầu, bệnh nhân cần phải điều trị hồi sức, phẫu thuật hàm mặt, cùng đó là theo dõi chấn thương bụng trong khoảng thời gian vài tuần cho đến một tháng.

    Sau hơn 30 phút, ekip trực tại khoa cấp cứu đã hoàn thành việc cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân. Ánh mắt người nhà bệnh nhân đã ánh lên nhiều hy vọng, thay vì sự hoang mang và căng thẳng như khi bệnh nhân mới được đưa vào. Không dừng lại tại đây, ngay tại cửa Trung tâm, tiếng còi hú giục dã báo hiệu có bệnh nhân khác nhập viện, thêm nhiều bệnh nhân khác được đưa vào liên tục, với đầy đủ các chấn thương ở chân, người gãy tay, các chấn thương vùng mặt, ngực, bụng, cột sống và cả các trường hợp bệnh lý ổ bụng, thần kinh sọ não.

    Nam bác sĩ cho biết, đây chỉ là một trong những ca bệnh nhân cấp cứu gần tết liên quan đến rượu bia. “Những ngày Tết số lượng bệnh nhân cấp cứu vì tai nạn do rượu bia tăng lên đáng kể. Trung bình mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận chừng 200 bệnh nhân, trong đó rất nhiều bệnh nhân có liên quan đến rượu bia”, BS Quân nói.

    Cũng theo bác sĩ Quân. Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện tuyến đầu của cả nước về điều trị ngoại khoa, vì vậy, hằng ngày các bác sĩ tiếp nhận rất nhiều ca bệnh nặng từ mọi miền đất nước đổ về.

    Bên cạnh đó các bác sĩ cũng thường xuyên hỗ trợ cấp cứu, tham vấn chuyên môn cho các bệnh viện khác. Dù khối lượng công việc đồ sộ nhưng là một bác sĩ của Việt Đức, với anh đó là may mắn, niềm tự hào và động lực to lớn để làm việc, cống hiến hết mình.

    “Luôn làm việc với trái tim nóng và cái đầu lạnh”, đây không chỉ là lời dạy mà đó cũng là tư tưởng hành động xuyên suốt trong quá trình làm nghề của tôi. Nên ngày thường hay Tết có bệnh nhân vào cấp cứu thì mọi thứ vẫn phải nhanh chóng”, BS Quân tự nhủ

    Năm nay, bác sĩ Quân tiếp tục trực vào 30 Tết, trong 7 năm làm việc, có tới 4 năm nam bác sĩ trực vào ngày 30 và mùng 1 Tết.

    Ngày trực của các bác sĩ sẽ bắt đầu từ 8h sáng ngày hôm nay đến 8h sáng ngày hôm sau, kéo dài 24h đồng hồ liên tục. Vì tua trực kéo dài 24h không kể ngày hay tối liên tục nên khối lượng công việc của các bác sĩ là rất lớn, và áp lực cực kỳ cao. Chính vì thế, các bác sĩ đôi khi quên mất nhịp cảm xúc ngày lễ Tết.

    Bác sĩ Quân trải lòng, công việc đặc thù phải đảm bảo tính liên tục, chuyên môn cao. Chính vì thế ngày trực trùng vào ngày lễ, ngày kỷ niệm, kể cả ngày Tết có chút chạnh lòng, chút hụt hẫng, có chút buồn. Nhưng vì tính chất chuyên môn, mọi thứ đều được chia sẻ và cảm thông, gắn sứ mệnh của mình với nghiệp cứu người nên cũng không còn nhiều suy nghĩ.

    Cái phải để tâm nhất là có những bệnh nhân nặng nhập viện đúng ngày Tết, thường là những bệnh nhân rất trẻ tuổi, chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn pháo nổ hay các bệnh lý rất thường gặp. Các bệnh nhân này nhiều khi đến với các bác sĩ khi ở tình trạng nặng và giai đoạn muộn, có nhiều trường hợp đã tử vong ngoại viện và điều này khiến bác sĩ rất buồn, rất tiếc, một cảm xúc phức tạp hơn rất nhiều so với việc không được đón Tết bên gia đình nhỏ của mình sau một năm miệt mài cống hiến và lao động hăng say.

    Có nhiều trường hợp nhập viện tiên lượng xấu, các bác sĩ vẫn “cố chấp”, mong muốn đánh giá lại tình trạng của bệnh nhân thêm một lần nữa, để xem còn hy vọng cứu sống lại bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện chuyên môn của bệnh viện và các bác sĩ hay không?

    “Bệnh nhân có thể mệt mỏi và bỏ cuộc còn bác sỹ thì không”, câu nói bác sĩ Quân luôn nhắc nhủ trong đầu.

    Vì nhìn người nhà của họ buồn, khóc lóc, các bác sĩ cũng rất đau lòng, tự nhủ phải làm việc nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa, nỗ lực hết sức mình để hy vọng là cứu được thật nhiều bệnh nhân và chiến thắng tử thần thêm nhiều lần nữa.

    Ngày Tết, đặc biệt kể cả là giao thừa, lượng bệnh nhân vào cấp cứu không hề giảm đi, thậm chí còn tăng lên. Các bác sĩ trực Tết liên tục căng mình đón tiếp, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.

    Cùng với đó là tiếng máy thở gấp gáp, tiếng chân người chạy huỳnh huỵch, tiếng hò nhau của các bác sĩ đặt ống thở, đặt ven, truyền dịch, cấp cứu bệnh nhân, tiếng chỉ định y lệnh…Khiến cho nơi đây dù không khí Tết có ngập tràn ngoài kia, thì ở đây vẫn chỉ một nhiệm vụ “CỨU NGƯỜI”!.

    Không còn là tiếng pháo hoa, tiếng chúc mừng năm mới bên người thân yêu. Đó là sự nỗ lực và hy vọng ca bệnh của mình vượt qua cửa tử.

    “Ngày Tết ngoài áp lực về mặt thời gian, thì chúng tôi còn có áp lực về mặt tinh thần một chút. Tức là tất cả những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, họ luôn mong muốn được xử lý sớm nhất, tốt nhất để có thể trở về nhà nhanh nhất, để không bị mất một cái Tết buồn tủi”, BS Quân kể.

    Trong nhiều năm làm việc tại số lượng bệnh nhân nhập viện trong ngày Tết, chủ yếu bệnh nhân găp tai nạn giao thông, bệnh nhân va chạm, xô xát, bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, và một đặc sản là tai nạn pháo nổ. Đặc biệt, lượng bệnh nhân bị tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia tăng lên rõ rệt.

    Ngoài ra một tai nạn nữa cũng hay gặp và là đặc trưng của mùa Tết, đó là tai nạn về pháo nổ. Có rất nhiều bệnh nhân rất trẻ tuổi chỉ là học sinh cấp hai, cấp ba. Tuy nhiên khi chơi pháo thì bị pháo nổ và tai nạn. Có rất nhiều trường hợp nặng đến mức độ mất mất hoàn toàn 2 mắt và dập nát hai bàn tay, cũng như là đa chấn thương trên cơ thể.

    Đây cũng là một trong những vấn đề khiến không chỉ bác sĩ Quân mà nhiều bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức mong muốn, số lượng bệnh nhân gặp tai nạn vì những nguyên nhân trên được giảm bớt. Để gia đình họ không phải “mất Tết”, đội ngũ bác sĩ cũng đỡ căng thăng, đỡ phải chứng kiến những cảnh đau lòng trong thời khắc ý nghĩa của năm mới.

    “Với chúng tôi, từ hồi sinh viên đã phải làm quen với công việc trực và trong đó có việc dịp Tết. Do đó khi làm bác sĩ, không được đón Tết bên gia đình cũng bụt hẫng, cũng thiệt thòi khi cả năm mình đã làm việc lao động vất vả Tết vẫn không được trọn vẹn cùng gia đình.

    Nhưng việc mong muốn người dân hãy biết quý trọng sức khỏe và tính mạng của bản thân. Mỗi dịp Tết, lễ, hãy ứng xử văn minh, thực hiện đúng Luật Phòng chống tác hại rượu bia mới là điều chúng tôi mong mỏi hơn”, bác sĩ Quân gửi gắm.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/e-nhung-ngay-truc-tet-cua-cac-bac-si-cap-cuu-cung-voi-va-hoi-ha-nhu-thuong-ngay-a609827.html
    Ấm lòng bệnh nhân K với quán cơm Shinbi của bác sĩ Hoà

    Ấm lòng bệnh nhân K với quán cơm Shinbi của bác sĩ Hoà

    Tại "Quán Nụ cười Shinbi" do bác sĩ Nguyễn Văn Hoà đồng sáng lập, mỗi suất cơm giá chỉ có 2.000 đồng cho người nghèo, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Bác sĩ Hoà mong mỏi sẽ sớm có thêm nhiều quán cơm Shinbi tại các bệnh viện và địa điểm khác.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ấm lòng bệnh nhân K với quán cơm Shinbi của bác sĩ Hoà

    Ấm lòng bệnh nhân K với quán cơm Shinbi của bác sĩ Hoà

    Tại "Quán Nụ cười Shinbi" do bác sĩ Nguyễn Văn Hoà đồng sáng lập, mỗi suất cơm giá chỉ có 2.000 đồng cho người nghèo, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Bác sĩ Hoà mong mỏi sẽ sớm có thêm nhiều quán cơm Shinbi tại các bệnh viện và địa điểm khác.