+Aa-
    Zalo

    [E] NSND Hồng Vân: Người cần mẫn kiếm tìm trái ngọt trên sân khấu kịch hào nhoáng

    • DSPL
    ĐS&PL Dù bị thu lại mặt bằng nhưng NSND Hồng Vân vẫn không nản lòng, tiếp tục mở sân khấu kịch mới.

    Đã từ lâu, tại miền Bắc, thói quen đến nhà hát để mua vé xem kịch hay các thể loại khác như tuồng chèo, cải lương gần như đã không còn. Đây là thực trạng khiến bất cứ người nghệ sĩ nào cũng không thể vui được, trong đó buồn nhất là những người nghệ sĩ sân khấu.

    Riêng TP.HCM, khi kịch Hà Nội chưa xuất hiện thì sân khấu cải lương là “vô địch”, áp đảo các loại hình giải trí khác. Người đương thời khi ấy đến sân khấu cải lương như một thói quen, thông lệ để thưởng ngoạn trong mỗi dịp cuối tuần, đặc biệt là khi Tết đến, xuân về. Cách thưởng ngoạn của người dân TP.HCM cũng rất đặc biệt. Khi người ta yêu thích, hâm mộ người nghệ sĩ thì họ sẽ tìm đến các sân khấu mà người nghệ sĩ ấy có các vở diễn để gặp gỡ và nghe hát. Họ bày tỏ với nghệ sĩ bằng nhiều hình thức khác nhau như ném quạt, tặng hoa mà bên trong có tiền.

    Cũng tại thời điểm này, các sân khấu kịch ở miền Nam đã xuất hiện như các đoàn kịch như: Kim cương, Bông hồng, Cửu long giang… và có đối tượng khán giả của mình nhưng vẫn còn lép vế so với sân khấu cải lương.

    Chỉ từ sau khi kịch của Lưu Quang Vũ du nhập thông qua các đoàn của Nhà hát kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi Trẻ với những tác phẩm nói đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân lúc bấy giờ, cũng như mang đậm hơi thở cuộc sống, những vấn đề thời sự nóng hổi… thì sân khấu kịch mới dần dần được người dân chú ý, yêu thích. Loại hình giải trí này từ chỗ lép vế dần tìm được chỗ đứng, song hành với sân khấu cải lương và sau này là gần như chiếm lĩnh thị trường, với các sân khấu nổi tiếng như: Kịch 5B, kịch Phú nhuận, kịch Idecaf…

    Cũng bắt đầu từ đó, cứ mỗi dịp Tết hay ngày lễ là mọi người lại đi xem kịch. Tuy nhiên, cho đến một vài năm trở lại đây thì kịch nói bị chi phối bởi những gameshow hay một vài chương trình khác có sức hấp dẫn hơn. Những sân khấu kịch dần mất đi những nghệ sĩ mà người mà khán giả Sài Gòn yêu mến. Vì khán giả khi muốn gặp thần tượng thì họ chỉ cần bật tivi lên, thưởng thức và ngắm những nghệ sĩ họ yêu mến.

    Không biết dịp Tết năm nay thế nào nhưng vào năm ngoái, người dân TP.HCM vẫn chưa thể bỏ được thói quen đi xem kịch. Điều đặc biệt là nhiều người Sài Gòn vẫn giữ thói quen “bói kịch” trong dịp năm mới. “Bói kịch” có nghĩa người ta chọn tên kịch và đi xem để mong mang về được sự may mắn, vui vẻ trong năm mới. Đặc biệt, trước đây ở sân khấu của tôi, vở “Số đỏ” đều khai trương ngày mùng 1 Tết Nguyên đán.

    Bản thân tôi nghĩ rằng, việc mở sân khấu kịch Hồng Vân - Chợ Lớn không phải là cú liều bởi có rất nhiều người xung quanh yêu thương, giúp đỡ tôi. Đồng thời, tôi cũng tin rằng bản thân mình sẽ gây dựng, tạo nên một sân khấu có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ.

    Ngoài bản thân tôi, sân khấu kịch Hồng Vân – Chợ Lớn còn được Minh luân quản lý và phụ trách. Minh Luân sẽ là người đồng hành cùng tôi giữ lửa và giúp cho sân khấu sáng đèn phục vụ người hâm mộ và thu hút khán giả. Việc Minh Luân có kiên trì có bước tiếp hay không thì không thể nói trước được điều gì. Tôi chỉ biết hiện tại, bản thân Minh Luân và các nghệ sĩ khác trong sân khấu kịch Hồng Vân – Chợ Lớn cũng rất cố gắng.

    Hiện sân khấu của tôi đang “nặng nợ” với những bạn diễn viên trẻ và những học trò của tôi. Trong cuộc đời có những người có đủ điều kiện và may mắn được công chúng biết đến, chạm tay đến hào quang sân khấu, tuy nhiên có những bạn trẻ tài năng nhưng chưa làm được điều đó vì không có người định hướng.

    Lấy kinh nghiệm từ chính bản thân tôi từng sống trong những đam mê và ước mơ, vì vậy tôi muốn tạo cơ hội và định hướng cho những bạn trẻ có tài năng, muốn chỉ cho các học trò con đường ngắn nhất để tiếp cận thành công.

    Sau khi sân khấu kịch Superbowl bị thu lại mặt bằng, tôi cũng có ý định từ bỏ nhưng vì vướng một lớp dạy và thấy lòng nhiệt huyết, yêu nghề của các bạn trẻ nên đã quyết tâm mở sân khấu kịch Hồng Vân - Chợ Lớn dù việc đi lại không ít khó khăn vì cách nhà tôi rất xa.

    Bản thân tôi nghĩ rằng, việc mở sân khấu kịch Hồng Vân – Chợ Lớn giống như khai phá vùng đất mới để kiếm tìm những quả ngọt không chỉ cho mình mà còn cho những thế hệ trẻ tiếp nối.

    Đây không phải là hiện tượng riêng tạiViệt Nam mà nó còn xuất hiện trên toàn thế giới. Có những người mà tài năng của họ chỉ được phát hiện ra khi tham gia những chương trình truyền hình, sau đó sức ảnh hưởng và độ lan tỏa của họ rất lớn. Nếu xét về bề nổi thì họ đã nổi tiếng và là người của công chúng.

    Cuộc đời của họ lúc đó giống như một bức màn được vén lên sau khi bị che lấp trong khoảng thời gian dài, chỉ trong một đêm họ bất ngờ nổi tiếng. Nếu là người không đủ bản lĩnh thì sẽ bị ảo tưởng trong cái hào quang đó.

    Tuy nhiên, những người có bản lĩnh, khi tiếp cận được hào quang đó rồi thì họ sẽ biết cách giữ được nó và ở trong đó lâu hơn. Mỗi người đều có tư duy, lựa chọn khác nhau, người hiểu chuyện sẽ xây cái gốc cho vững chắc để phù hợp với cái ngọn hào quang.

    Lý do đầu tiên là do tôi được đóng chung với bạn thân của mình là Hồng Đào và NSƯT Thành Lộc. Họ là những người lâu rồi tôi không có cơ hội làm việc chung nên ngay khi nhận được lời mời thì tôi đã đồng ý nhanh chóng.

    Dù là người có thâm niên trong nghề nhưng thú thật các cảnh quay trong Phượng Khấu rất vất vả. Có khi một ngày chỉ quay được 1-2 phân đoạn và phải chờ từ sáng đến chiều nhưng mọi người không ai khó chịu. Vì những lúc rảnh, những anh chị em nghệ sĩ chúng tôi còn có thể ngồi hàn huyên với bạn giống như trở lại thời thanh xuân. Ngoài ra, bộ phim còn có sự xuất hiện của Minh Trang, Minh Nhí, Long Nhật,..

    Để vào vai một nhân vật lịch sử, tôi đã phải đọc những nghiên cứu về thời điểm bối cảnh bộ phim diễn ra, nhân vật mà tôi đảm nhận. Tôi cũng xem một số phim cung đấu để thấy cách họ thể hiện ra sao và tại sao khán giả lại yêu mến.

    Ngay từ hồi còn trẻ, tôi đã không thích đóng các vai đào vì bản thân không thích những người phụ nữ chỉ biết cam chịu mà không biết phản kháng.

    Tôi thích vào những vai diễn có tính cách mạnh, cá tính, những người mẹ, người phụ nữ gặp nhiều nhiều đớn đau hay có những nỗi khổ riêng mà để họ thích nghi và thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh sống. Những nhân vật đó buộc phải gồng mình lên, phải xù lông với những người chèn ép họ trong cuộc sống. Như trong vở Ngẫm Kiều, tôi bênh Hoạn Thư và khiến khán giả có cái nhìn khác về nhân vật này.

    Thú thực, với bản thân tôi đây là một vai diễn hay và rất khó bởi trong cùng một phân cảnh vừa phải gợi được tiếng cười và ngay sau đó lại lấy được những giọt nước mắt của khán giả. Mẹ nội là nhân vật nổi loạn với những chiêu thức đặc biệt nhằm bảo vệ hạnh phúc cho cháu trai trước cô con dâu hà khắc của mình, từ đó chứng minh nhiều hành động không đúng.

    Tuy nhiên đến cuối cùng, khi cô con dâu quá cứng đầu thì nhân vật mẹ nội phải đúc kết những gì bà ấy đã làm thành một trường đoạn dài. Phân cảnh đó thật sự rất khó, không thể cắt từng câu mà phải quay một xuộc, đặc biệt mẹ nội lại nói tiếng Huế cổ. Trước khi thực hiện phân đoạn này, tôi đã phải thu nhiều lần lời thoại để nghe và thấm mỗi ngày, mỗi đêm trước khi đi ngủ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/e-nsnd-hong-van-nguoi-can-man-kiem-tim-trai-ngot-tren-san-khau-kich-hao-nhoang-a309251.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan