+Aa-
    Zalo

    Gặp thầy giáo cả đời không chịu làm…quan

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Thầy giáo này đã từng chia sẻ trên facebook cá nhân của mình rằng: Nếu chịu vận động, “bôi trơn” cho cấp trên thì nay bản thân đã có một chức… quan.

    (ĐSPL) - Thầy giáo này đã từng chia sẻ trên facebook cá nhân của mình rằng: Nếu chịu vận động, “bôi trơn” cho cấp trên thì nay bản thân đã có một chức… quan.

    Đó là câu chuyện có thật về thầy Đặng Hữu Dân (SN 1970), quê Thạch Hà (Hà Tĩnh). Thầy Dân hiện đang là giáo viên dạy Toán tại trường chuyên tỉnh Hà Tĩnh.

    Trước đây, chúng tôi đã từng nghe mọi người kể rất nhiều về thầy, về những “thăng trầm” trong cuộc đời làm nghề giáo. Còn hôm nay, chúng tôi được nghe chính thầy chia sẻ về 23 năm gắn bó với nghiệp cầm phấn trên bục giảng.

    Vào những năm đầu thập niên 90, thầy Dân ra trường và nhận công tác tại trường THPT Lê Hữu Trác 2, thuộc xã Sơn Hoà, Hương Sơn (Hà Tĩnh). Đến tháng 9/1998, thầy chuyển về trường THPT Lê Hữu Trác 1, nằm trên địa bàn xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn. Lúc bấy giờ thầy Hồ Thành Kiểm đang làm Hiệu trưởng.

    Ngay sau khi chuyển đến, thầy Dân được giao làm chủ nhiệm lớp chọn và sau một năm được bổ nhiệm làm thư ký hội đồng. Thầy dí dỏm: “Đó là cũng gọi có chút quan rồi nhé!”.

    Thầy chia sẻ, trong số các hiệu trưởng thầy từng làm việc thì thầy Hồ Thành Kiểm là người có trách nhiệm và thấu hiểu tâm tư, chuyên môn của giáo viên nhất. Trước khi về nghỉ hưu, thầy Kiểm cũng đã “chọn” cho thầy Dân cái chức Phó hiệu trưởng của trường.

    Lúc đó, thầy Kiểm muốn tìm người kế thừa bằng việc tìm gặp thầy Dân và đề nghị: “Về quy trình tổ chức tại nhà trường thì không vấn đề gì, mọi thứ đã ổn. Nhưng nếu muốn thuận lợi, đích thân thầy phải vào Sở GD&ĐT “vận động hành lang”, “bôi trơn” lãnh đạo để được đồng thuận…"

    Tuy nhiên, vì bản chất không màng chức vị và quyết tâm về gần nhà dạy học, thầy Dân đã từ chối, nhường cơ hội ấy cho đồng nghiệp khác. Sau đó, thầy chuyển về một trường học tại thị xã Hà Tĩnh (nay là TP Hà Tĩnh) để tiếp tục con đường dạy học.

    Bên chén nước chè xanh, thầy giáo Đặng Hữu Dân chia sẻ với PV báo ĐS&PL nhiều câu chuyện về nghề, về cuộc sống… Trong câu chuyện của mình, thầy tỏ vẻ buồn và có nhiều ưu tư về căn bệnh trầm kha thành tích, đang dần kéo ngành giáo dục nước nhà đi xuống.

    Thầy giáo Đặng Hữu Dân.

    Thầy trầm ngâm: “Nhìn học sinh bây giờ học theo khuôn khổ định sẵn, bố mẹ và ngay chính các thầy cô cũng tạo cho các em suy nghĩ quá nhiều đến cái nghề. Bởi vậy, tôi luôn mong muốn và nhắn nhủ với học trò của mình, ngoài học kiến thức còn phải học thêm các kỹ năng mềm trong cuộc sống nữa. Đó mới chính là hành trang vững chắc nhất đưa các em thành công trong tương lai”.

    Nói về con người thầy Dân, cựu hiệu trưởng Trường THPT Lê Hữu Trác I - Hồ Thành Kiểm cho biết: “Thầy Đặng Hữu Dân là môt người thầy rất giỏi, rất đặc biệt. Con người ấy không tham chức tước, mà chỉ có ham muốn trau dồi chuyên môn để cống hiến. Tôi nhớ, khi tôi “nhắm” cho thầy cái cơ hội làm quản lý, nhưng thầy đã từ chối ngay, không một chút cân nhắc, lưỡng lự. Đó là một đồng nghiệp trẻ tuổi, khiến tôi luôn yêu quý và nể phục”.

    Nắng mùa đông vẫn đang đỏng đảnh chạy dài trên những con đường rực tươi sắc hoa của ngày lễ 20/11, chúng tôi chợt vui và tin rằng, cái nghề dạy học này, vẫn có rất nhiều những bông hoa thầm lặng đang toả hương mỗi ngày…

                           N.H

    [mecloud]urkOqYj9ef[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gap-thay-giao-ca-doi-khong-chiu-lamquan-a120491.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.