+Aa-
    Zalo

    Làm sao để bé đi ngủ sớm?

    ĐS&PL (ĐSPL) – Trẻ càng thức khuya càng làm giảm cơ hội phát triển chiều cao và trí não, vì vậy, bạn nên cho bé đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và ngon giấc.

    (ĐSPL) – Trẻ càng thức khuya càng làm giảm cơ hội phát triển chiều cao và trí não, vì vậy, bạn nên cho bé đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và ngon giấc.

    Đối với trẻ em, đi ngủ một đêm sớm trong khoảng từ 19h-20h và ngủ liền mạch 10-12 tiếng một đêm là rất quan trọng. Bé ngủ từ sớm thường sẽ có giấc ngủ dài hơn những bé ngủ muộn và nếu bé ngủ liền mạch 11-12 tiếng sẽ có tinh thần sảng khoái và năng lượng dồi dào vào sáng hôm sau.

    Ngủ sớm còn liên quan đến việc cơ thể trẻ phóng thích ra nhiều hormone tăng trưởng hơn, do trẻ rơi vào giấc ngủ sâu sớm hơn (hormone tăng trưởng chỉ tiết ra mạnh khi bé ngủ say và sâu). Ngoài ra, ngủ sớm còn có lợi cho sức khỏe khi các cơ quan trong cơ thể trẻ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đi ngủ sớm cũng giúp cho trí não trẻ phát triển hơn. Vậy nhưng, vẫn còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ vai trò của giấc ngủ đối với trẻ.

    Đi ngủ sớm giúp cho trẻ phát triển chiều cao và trí não hơn. Vậy nhưng, vẫn còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ vai trò của giấc ngủ đối với trẻ. Ảnh minh họa.

    Vậy làm thế nào để trẻ đi ngủ sớm trở lại khi đã có thói quen chơi mãi đến 11-12h đêm mới chịu đi ngủ?

    Thiết lập lại nếp sinh hoạt

    Nhiều phụ huynh quan niệm, cho trẻ ngủ càng muộn thì trẻ sẽ ngủ càng say và nhiều hơn vào sáng hôm sau. Cũng có người cho rằng cho trẻ chơi đến mệt thì chắc chắn sẽ ngủ say, vậy nên, gia đình cứ tìm mọi cách cho trẻ vận động thật nhiều, đùa nghịch cười hét thật lớn và kết quả là: con vừa bị kích động mạnh, vừa bị quá giấc nên càng khó ngủ, dẫn đến con đi ngủ muộn hơn và quấy khóc khó chịu. Giấc ngủ ban đêm của con vì thế cũng không ngon, bé có thể mê sảng khóc cười lẫn lộn khi ngủ, bé trằn trọc, trở mình giữa đêm...

    Hãy thiết lập lại thói quen đi ngủ sớm cho con. Ảnh minh họa.

    Nhiều bé từ 19h-20h đi ngủ, dần hình thành thói quen 22h-24h vẫn chưa chịu ngủ, gây mệt mỏi cho cả bố mẹ, người chăm. Lúc này, bạn cần lập lại thói quen ngủ sớm cho con như sau:

    - Dựa vào tháng tuổi của con để đẩy lại nếp sinh hoạt.

    - Dần dần đẩy giờ đi ngủ đêm của con sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 19h.

    - Không cho con vận động, cười đùa nhiều trước khi ngủ, thay vào đó, bố mẹ có thể thực hiện các bài tập massage, kể chuyện cho con dễ ngủ và ngủ ngon.

    - Điều quan trọng nhất là rèn cho con “Tự ngủ” càng sớm càng tốt.

    Bố mẹ đi làm về muộn muốn dành thời gian chơi đùa cùng con?

    Một lý do khiến nhiều bố mẹ cho con đi ngủ muộn là vì họ đi làm về muộn và muốn có thời gian chơi cùng con nhiều hơn. Tuy nhiên, điều đó chỉ càng khiến trẻ mệt mỏi và con sẽ không còn hứng thú để chơi cùng bạn nữa. Sau đây là một số giải pháp gợi ý:

    Hãy thử cho bé đi ngủ sớm, bố mẹ cũng đi ngủ sớm cùng con để có thể thức dậy sớm và chơi với con vào sáng sớm hôm sau. Ảnh minh họa.

    - Hãy thử cho bé đi ngủ sớm, bố mẹ cũng đi ngủ sớm cùng con để có thể thức dậy sớm và chơi với con vào sáng sớm hôm sau. (Vì với bé ngủ được 12 tiếng thì sẽ thức dậy vào 6 gờ sáng, chắc hẳn bạn cũng sẽ có thêm 1 tiếng chơi với con thoải mái trước khi đi làm).

    - Dành thời gian thực sự chất lượng cho con. Với trẻ thì cho dù bạn chỉ dành được 15 phút cho bé nhưng là thời gian hoàn toàn quan tâm đến nhu cầu muốn được chia sẻ của bé thì còn đáng quý hơn là bạn dành cho bé 1 tiếng đồng hồ nhưng lại bị phân tâm bởi các thiết bị công nghệ hay công việc nhà.

    Khoảng thời gian chuẩn bị đi ngủ cũng rất đáng quý khi bố mẹ có thể thay phiên nhau kể chuyện, hát cho bé nghe. Hãy tận dụng mọi thời gian, giờ tắm, giờ ăn, giờ nấu ăn, giờ đưa đón con đi học để trở thành thời gian chất lượng cho con, cùng con chơi và khám phá thế giới.

    - Hãy dành trọn vẹn các ngày cuối tuần ở bên cạnh con.

    Một số mẹo cho bé ngủ sớm, ngủ ngon

    - Khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, cần cho lên giường ngay. Một số người khi bé muốn đi ngủ chưa cho ngủ, đến khi cho đi ngủ thì đã quá giấc nên bé không còn muốn ngủ nữa. Có gia đình lại cho bé đi ngủ quá sớm khi chưa đến giờ, làm bé khó đi vào giấc ngủ.

    - Thời gian lý tưởng để ngủ với mỗi bé là khác nhau. Nếu khi bé có dấu hiệu muốn ngủ mà không đưa bé vào giường, bé sẽ bị “quá giấc” và phải chờ khoảng một tiếng sau cơn buồn ngủ mới quay lại.

    - Hãy tạo cho bé một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, tắm phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định, kể cả trong dịp nghỉ hè hay đi chơi xa. Làm như vậy thì đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động theo một chu kỳ ổn định, rất dễ dàng cho việc điều khiển và cơ thể bé sẽ tuần tự phát triển theo quy luật đã định sẵn. Nếu không thực hiện được như vậy thì nhịp thời gian của đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn, có thể xảy ra những trục trặc trong cơ thể bé và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

    Một số vật dụng như thú nhồi bông, gối ôm hay quần áo của mẹ làm cho bé cảm thấy không phải ở một mình. Ảnh minh họa.

    - Nên tạo một cảm giác yên tâm cho bé, vì khó khăn lớn nhất trong việc cho bé ngủ là bé luôn có cảm giác bị tách rời khỏi mẹ, bị mẹ bỏ rơi. Khi cho bé ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích cho bé nghe, nó sẽ giúp bé làm quen với một giờ ngủ nhất định và có thể đương đầu với khoảnh khắc cô đơn ấy.

    - Hãy tôn trọng giấc ngủ của bé và nên tập cho bé ngủ một mình. Một số vật dụng như thú nhồi bông, gối ôm hay quần áo của mẹ làm cho bé cảm thấy không phải ở một mình.

    - Khi bé thức giấc, không nên cho bé ăn uống ngay, vì bình thường một bé khoảng 6 tháng tuổi không cần ăn đêm nữa. Điều đó sẽ làm cho bé nghĩ rằng bé không thể ngủ được nếu không ăn và thói quen này sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Ăn uống không ra bữa sẽ làm cho hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi và như vậy sẽ làm mất cân bằng việc bài tiết các men cũng như hormone, xáo trộn nhịp tim và chu kỳ nhiệt độ của cơ thể.

    - Đối với trẻ, giấc ngủ trưa là quan trọng nhưng không nên cho ngủ quá muộn vì nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Chúng ta không nên quan trọng hóa việc thức giấc ban đêm của trẻ. Cứ bình tĩnh thủ thỉ êm ái để trấn tĩnh bé nhưng không nên bật đèn cũng như bế bé lên, bé sẽ dịu lại và đi vào giấc ngủ ngay.

    - Trước khi đi ngủ, tránh những kích động, những trò chơi mạnh hoặc những chấn động tâm lý, hình ảnh bạo lực kinh dị trên TV, hay chứng kiến bố mẹ cãi nhau. Gần đến giờ ngủ, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm xuống, nếu có những yếu tố làm quá trình giảm nhiệt độ của cơ thể chậm lại thì bé sẽ khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-sao-de-be-di-ngu-som-a76101.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

    Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

    Không cần lâu, chỉ cần 20 phút chợp mắt buổi trưa đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho hiệu quả công việc và sức khỏe của bạn.

    Làm mẹ- Tập 15: Chăm sóc giấc ngủ cho bé

    Làm mẹ- Tập 15: Chăm sóc giấc ngủ cho bé

    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé. Bé sơ sinh ngủ gần 16 giờ một ngày, chính vì vậy, việc tập cho bé một thói quen tốt, ăn ngủ đúng giờ là điều rất quan trọng cho cả mẹ và bé. (theo VTC)