Những kỹ nữ xoay chuyển lịch sử Trung Quốc


Thứ 4, 26/11/2014 | 00:10


(ĐSPL) - Kỹ nữ là nghề bị người đời khinh thường nhất. Nhưng trong lịch sử Trung Hoa, không thể phủ nhận rằng có những kỹ nữ lại có một vị thế quan trọng.

(ĐSPL) – Kỹ nữ được xem là nghề thấp kém nhất ở Trung Quốc, đặc biệt là các kỹ nữ bị xã hội khinh thường. Thế nhưng lại có những kỹ nữ khiến lịch sử Trung Hoa bị lộn dòng và phải thừa nhận vị thế của những mỹ nhân này.

Trần Viên Viên

 - Những kỹ nữ xoay chuyển lịch sử Trung Quốc

Trần Viên Viên đã có công rất lớn trong việc làm sụp đổ triều đại nhà Minh. Ảnh minh họa.

Trần Viên Viên là một kỹ nữ nổi tiếng xinh đẹp đến từ Giang Tô, nàng được mệnh danh là “đệ nhất kỹ nữ Giang Tô”. Nàng sống vào cuối triều đại nhà Minh, đầu triều đại nhà Thanh và làm vợ lẽ của Ngô Tam Quế. Trần Viên Viên đóng vai trò rất lớn trong việc làm sụp đổ triều đại nhà Minh từ tay vị vua cuối cùng Sùng Trinh. Cũng chính Trần Viên Viên đã làm cho Sấm Vương Lý Tự Thành nổi dậy đánh chiếm thành trì, đăng quang ngôi hoàng đế chỉ vỏn vẹn trong vòng 43 ngày.

Trần Viên Viên cũng chính là lí do khiến Ngô Tam Quế đã “hàng Thanh, phản Minh” mở cổng thành Sơn Hải Quan để rước Đa Nhĩ Cổn và quân Mãn Thanh vào đất Trung Nguyên, lập nên triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, khiến cho hàng chục vạn người, gia đình phải chịu cảnh sinh ly tử biệt.

Kết cục của Trần Viên Viên không rõ ràng. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại lẫn sự truyền miệng của nhiều người thì nàng có nhiều kết cục khác nhau.

Theo một số tài liệu được ghi lại thì sau khi chiến thắng và thành lập nhà Thanh, Trần Viên Viên đã được đoàn tụ với Ngô Tam Quế. Cũng có tài liệu ghi rằng nàng đã bị giết trong loạn binh khi Bắc Kinh thất thủ.

Tuy nhiên, kết cục được nhiều người kể lại là: Sau khi quân Mãn Thanh dẹp được Lý Tự Thành, mở ra một trang mới cho lịch sử Trung Quốc. Ngô Tam Quế nhờ vậy cũng trở thành một vị đại tướng của nhà Thanh. Thế nhưng, cay đắng thay cho Trần Viên Viên, do lo ngại bị điều tiếng lấy phải kỹ nữ, Ngô Tam Quế liền đưa nàng lên sống cô đơn trên một ngôi chùa vắng ở Côn Sơn - Vân Nam. Cuối đời, nàng kỹ nữ nổi tiếng nhất đời Minh – Thanh trở thành một vị đạo cô, nàng sống ẩn dật và chết một cách âm thầm trong cô quạnh.

Lý Sư Sư

 - Những kỹ nữ xoay chuyển lịch sử Trung Quốc (Hình 2).

Lý Sư Sư với tài sắc vẹn toàn khiến vua Tống Huy Tông say đắm. Ảnh minh họa.

Lý Sư Sư (960-1127), nàng được coi là kỹ nữ với tài sắc vẹn toàn, cầm kì thi hoạ đều giỏi. Năm 4 tuổi, Lý Sư Sư đã mồ côi cả cha lẫn mẹ và được một tú bà chủ kỹ viện nhận về nuôi và đào tạo trở thành kỹ nữ hạng nhất nổi tiếng khắp kinh thành.

Vẻ đẹp của nàng đã khiến vua Tống Huy Tông đem lòng say mê. Để bày tỏ tình yêu của mình, Tống Huy Tông tặng cho Lý Sư Sư rất nhiều vàng bạc châu báu. Sau đó, hoàng đế còn âm thầm phong cho nàng kỹ nữ lừng danh này làm quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh.

Không chỉ có thế, vua Tống Huy Tông còn sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để tiện đường gặp gỡ người đẹp.

Sự ưu ái của Tống Huy Tông dành cho Lý Sư Sư dường như đã trở thành điềm báo trước cho sự diệt vong của triều Bắc Tống. Chỉ vài năm sau đó, nhà Kim đã mang quân tấn công nhà Tống, khiếp sợ trước áp lực của quân Kim, Tống Huy Tông từ ngôi, truyền vị lại cho Thái tử Triệu Hoàn, rồi ít lâu sau, cả hai cha con cũng đều bị quân Kim bắt và đày lên vùng biên ải phía Bắc.

Về Lý Sư Sư, có nhiều giai thoại nói rằng, nàng đã tự tử cho trọn tình với Tống Huy Tông, lại có người nói nàng chạy xuống phía Nam và tiếp tục làm nghề kỹ nữ.

Liễu Như Thị

 - Những kỹ nữ xoay chuyển lịch sử Trung Quốc (Hình 3).
Liễu Như Thị được người đời vô cùng kính trọng. Ảnh minh họa.

Liễu Như Thị là một trong những kỹ nữ nổi tiếng cuối thời nhà Minh, đầu nhà Thanh. Nàng là người đứng đầu trong "Tần Hoài Bát Diễm" (8 danh kỹ lừng danh tại Nam Kinh thời bấy giờ).

Với vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành cộng với trí thông minh, cầm kỳ thi hoạ, Liễu Như Thị đã làm say mê biết bao trái tim. Về sau nàng được quan Tiền Khiêm Ích cưới về làm vợ. Khi Tiền Khiêm Ích, tức chồng của Như Thị muốn đầu hàng nhà Thanh, đi Bắc Kinh nhận chức, nàng đã không đồng ý và còn động viên chồng tham gia các phong trào kháng Thanh phục Minh. Vì thế, mặc dù xuất thân là kỹ nữ nhưng Liễu Như Thị được mọi người vô cùng kính trọng. Khi Tiền Khiêm Ích chết, nàng đã tự vẫn bằng một dải lụa trắng.

Ngoài những kỹ nữ trên còn có cả những kỹ nữ cũng được người đời vô cùng kinh trọng như Đồng Tiểu Loan và Sài Kim Hoa… 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-ky-nu-xoay-chuyen-lich-su-trung-quoc-a70850.html