+Aa-
    Zalo

    Giải mã “nhị sơn song đống” và người Tàu khoét núi giấu vàng

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Ở xứ Đoài, người ta vẫn truyền miệng nhau về hai đống đất to bằng mấy gian nhà được đồn đoán là người Tàu giữ của bằng thần nữ trinh nguyên và nơi đây được coi như cấm địa bất khả xâm phạm.

    (ĐSPL) - Ở xứ Đoài, người ta vẫn truyền miệng nhau về hai đống đất to bằng mấy gian nhà được đồn đoán là người Tàu giữ của bằng thần nữ trinh nguyên và nơi đây được coi như cấm địa bất khả xâm phạm. 

    Hóa giải lời đồn “oan hồn trinh nữ”

    Nằm ở cánh đồng cuối thôn Tiền, xã Viên Nội, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội có hai đống đất to bằng mấy gian nhà và chỉ cách nhau vài chục mét, tạo thành một đường thẳng song song với làng. Hai đống đất "mọc" giữa cánh đồng làng có từ bao giờ thì không ai biết, cụ thượng thọ trong làng chỉ lắc đầu bảo, đời các cụ trước sinh ra đã có rồi.

    (bgiay)Giải mã “nhị sơn song đống” và chuyện người Tàu khoét núi

    Dấu tích còn sót lại của mảnh đất người Tàu chôn sống trinh nữ giữ của.

    Theo người làng thì hai đống đất này còn được gọi là "nhị sơn song đống". Một trong hai đống người Tàu giữ cả tấn vàng, bạc, châu báu và chờ một ngày thuận lợi con cháu họ sẽ trở lại mang của đi. Biết người Tàu giữ của nhưng tuyệt đối không ai dám bén mảng tới gần một trong hai đống đất đó bởi người xưa đã truyền lại, nếu không có bản đồ và câu thần chú thì không bao giờ có thể lấy vàng. Người Tàu đã trấn yểm bằng oan hồn trinh nữ. Do đói nếu tham lam thì vàng không lấy được mà bỏ mạng như chơi, bên cạnh đó gia đình cũng liên lụy. Bởi thế mà trong làng ngoài xã không ai dám liều đào kho báu. Và những câu chuyện khó tin, thực hư về "nhị sơn song đống" cứ thế được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    (bgiay)Giải mã “nhị sơn song đống” và chuyện người Tàu khoét núi

    Một trong "nhị sơn song đống" còn lại được người dân xây dựng, bảo tồn.

    Có người ước tính, lượng vàng bạc châu báu chứa trong kho báu của người Tàu đến cả tấn vàng, bởi đáy kho báu, người dân đo bằng mấy cây tre dài cả chục mét không chạm tới đáy. Kho báu được chôn sâu dưới lòng đất, bên trên được bảo vệ bằng một khối hình vòm rất chắc chắc và xếp bằng những viên gạch nung hình chữ nhật to, dầy, kết dính với nhau bằng một loại keo dính đặc biệt rất chắc chắn, có thể nói là bất khả xâm phạm.

    Nhắc đến "nhị sơn song đống", cụ Vũ Văn Tụng (81 tuổi) lắc đầu bảo thiêng lắm chớ có đụng vào kẻo mất mạng. Để đánh lạc hướng những kẻ có ý định đào trộm vàng, người Tàu đắp hai đống đất to và cao bằng bốn gian nhà như nhau tạo thành một đường thẳng, mà chỉ giấu vàng ở một đống. Tôi nghe các cụ kể lại trước khi giấu vàng, gia đình người Tàu giàu có trong vùng đã cho một gia đình nông dân có con gái tuổi trăng tròn rất nhiều tiền rồi mang người con gái này về nuôi ăn sung mặc sướng. Nhiều người không biết sao họ bỏ tiền ra thuê người giúp việc mà thấy người con gái này được chiều chuộng, cuộc sống sung sướng như con vua. Rồi một thời gian sau cô gái này biến mất một cách bí ẩn.

    Cũng theo cụ Tụng, sau sự biến mất một cách lạ lùng của cô thôn nữ thì không ai biết tung tích và chuyện gì đã xảy ra. Mãi sau này một người giúp việc cho gia đình người Tàu đã kể vào một đêm trăng sáng, người con gái bị chôn sống và cho ngậm sâm trong miệng. Oan hồn của trinh nữ sẽ quấy phá và trừng trị đối với những kẻ có ý định đào trộm vàng. Câu chuyện về oan hồn trinh nữ bị chôn sống làm thần giữ của cứ thế được truyền nhiều đời?

    Kỳ lạ những viên gạch to bản trong lòng núi

    Từng được nghe các cụ hiểu biết trong vùng kể về trấn yểm trinh nữ, cụ Hồ Đức Ngân (91 tuổi) bảo, kỳ công và vô cùng cẩn thận, người có tài sản cẩn thận trong từng khâu, lựa chọn và chuẩn bị quá trình diễn ra một buổi lễ và thời gian dài sau đó. Việc đầu tiên gia chủ sẽ tìm một thầy phù thủy cao tay, am tường về thiên văn, địa lý, kinh dịch và giỏi như một thần y. Thầy phù thủy phải là người mà gia chủ tin cậy tuyệt đối. Để có được một hầm mộ giữ của, thầy phù thủy tìm một mảnh đất tốt để chôn giấu của và mảnh đất này phải hợp với tuổi của gia chủ. Thầy phù thủy cũng chọn mảnh đất ổn định khoảng 60-100 năm sau không thay đổi hay có sự biến. Sau thời gian dài đó nếu có sự biến thì năng lực siêu nhiên của thần giữ của không còn. Thầy phù thủy cao tay tính được đến khoảng nào thì con cháu của gia chủ có thể đến nhận về.

    Khi chọn được mảnh đất phù hợp, thầy phù thủy sẽ chọn một dấu hiệu đặc trưng làm dấu để người sau thuận lợi lấy của. Đấy là "chìa khóa" để con cháu người sau đến hóa giải mang của về. Để có người giữ của, thầy phù thủy sẽ chôn sống một người con gái còn trinh. Người xưa quan niệm, người chết trẻ thường rất thiêng, nên thường chọn thần giữ của là những cô gái trẻ tuổi. Oan hồn giữ của thì không phân biệt người thân, gia đình, bố mẹ không được chạm vào vùng đất cấm. Chỉ ai có lời giải, trước khi bước vào vùng cấm phải nhẩm lên, nếu đúng trinh nữ mới cho vào. "Cũng vì những lời đồn có oan hồn trinh nữ giữ của mà hầu như không kẻ nào dám động chạm đến, "nhị sơn song đống" bởi sợ mất mạng, oan hồn trinh nữ sẽ không buông tha, dù có lấy được vàng. Người Tàu còn đánh dấu bằng một cây gạo mấy trăm tuổi tạo thành hình tam giác cân, nếu nối ba vị trí hai đống đất và gốc gạo lại với nhau". 

    Vàng đã được bí mật lấy đi

    Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, "nhị sơn song đống" vẫn tồn tại, và lạ kỳ là tuyệt nhiên người làng không ai xâm phạm. Mãi cho đến khi con cháu người Tàu tìm về lấy của dân làng mới biết, đống bên trái chôn kho báu và oan hồn trinh nữ ngụ ở đó. Theo ông Kim Bùi Soạn (61 tuổi), vào khoảng năm 1988 có một người Tàu tìm về làng hỏi thăm "nhị sơn song đống", tức là hai đống đất hoang ở cánh đồng cuối làng. ít ngày sau người làng đi làm đồng sớm phát hiện đống bên trái đã bị xâm phạm, lộ ra hai lối vào người lớn có thể chui vừa. Một cụ già trong làng nói với con cháu rằng người Tàu đã về lấy của, oan hồn trinh nữ bị chôn sống làm thần giữ của không còn linh nữa. Nghe vậy người làng mới dám chui vào thì thấy bên ngoài tưởng là mô đất nhưng bên trong là gạch loại to bản được nung già xếp thành từng vòm thành khối chắc chắn. Để lộ bên trong đống đất một hố sâu khá rộng và sâu bằng cả cây tre chục mét.

    Theo lời ông Kim Bùi Soạn, sau khi người Tàu lấy của, người làng đã lấy gạch về kê dưới chân cột nhà. Khi các lò gạch trong làng mọc ra, thiếu đất người dân đã san phẳng đống đất lấy đất đóng gạch. Hiện giờ, nó chỉ là đống đất bên cạnh được người dân xây một ngôi chùa trên đỉnh mô đất làm nơi hương khói.    

    Dấu tích của quá khứ

    Ông Kim Văn Vân, Trưởng ban Văn hóa xã Viên Nội cho biết: "Hai đống đất ở cuối thôn Tiền hay còn gọi là "nhị sơn song đống" có từ bao đời nay. Hiện, chỉ còn một đống đất gọi là đống thờ, đống này thờ một sỹ tử thời phong kiến đi thi về qua do đói quá đã chết cạnh đống đất. Dần dần người dân đến khai hoang, dựng nhà tạo nên làng và thờ tự vị sỹ tử này và phong ông là thần hoàng làng. Câu chuyện người Tàu giữ của chỉ là đồn thổi, bởi không ai thấy vàng bạc châu báu được chôn ở dưới đống đất đó hay không và chôn bao nhiêu mà chỉ thấy gạch và đất".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ma-nhi-son-song-dong-va-nguoi-tau-khoet-nui-giau-vang-a55157.html
    25 năm sống với oan hồn

    25 năm sống với oan hồn

    Suốt hơn 25 năm nay, có một người đàn ông hàng ngày vẫn thường chăm lo cho những am miếu khỏi cô quạnh lạnh lẽo khói hương ở trên đèo Hải Vân.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    25 năm sống với oan hồn

    25 năm sống với oan hồn

    Suốt hơn 25 năm nay, có một người đàn ông hàng ngày vẫn thường chăm lo cho những am miếu khỏi cô quạnh lạnh lẽo khói hương ở trên đèo Hải Vân.