+Aa-
    Zalo

    Giải mã những phong tục lạ và chuyện ăn trầu như... nhai kẹo cao su

    • DSPL
    ĐS&PL Đặt chân đến Myanmar, một điểm khiến du khách không khỏi ngạc nhiên chính là cảnh già trẻ, trai gái ai cũng bôi một thứ chất bột lên đầy mặt, dù ở bất cứ đâu

    Đặt chân đến Myanmar, một điểm khiến du khách không khỏi ngạc nhiên chính là cảnh già trẻ, trai gái ai cũng bôi một thứ chất bột lên đầy mặt, dù ở bất cứ đâu, kể cả nơi công sở. Thì ra, thứ được bôi lên mặt họ chính là bột của một loại cây dùng để chống nắng và dưỡng da. Để bảo vệ làn da trước cái nắng gắt, người Myanmar đều bôi bột chống nắng lên mặt cả ngày. Du khách sẽ còn ngạc nhiên hơn, khi bắt gặp những nụ hôn gió ngoài đường và mua hàng không cần trả tiền.

    Da đen toàn thân nhưng vẫn bôi kem chống nắng

    Tìm hiểu văn hóa của người dân Myanmar, tôi chợt nhận thấy nơi này có rất nhiều điều độc đáo và thú vị. Phụ nữ Myanmar rất ít trang điểm, mà chỉ dùng bột chống nắng có tên Thanakh (một loại bột của thân và vỏ cây Thanakh). Bột làm từ thân cây thanakh to bằng bắp tay người lớn, được cắt thành từng khúc 10cm. Người dân cầm thanh này mài vào miếng đá có thấm nước và dùng phần bột mài để bôi lên má. Với phụ nữ Myanmar, đây là thứ bột hữu hiệu nhất, để chống nắng, trang điểm và dưỡng da cả ngày lẫn đêm. Không chỉ là loại kem chống nắng dành riêng cho phụ nữ, cả cánh đàn ông, trẻ em đều bôi bột chống nắng khi ra đường hay đi làm.

    Người Myanmar bôi bột chống nắng.

    Dù ở bất cứ địa điểm nào, chúng ta cũng có thể thấy trên khuôn mặt người dân Myanmar được phủ đầy bột, tôi có cảm giác như họ đang hóa trang. Tôi đã bật cười khi nghe giải thích rằng, người Myanmar bôi bột để chống nắng và làm trắng da. Bởi lẽ, hầu như mọi người dân Myanmar đều có màu da rất đen. Tôi chẳng thấy sự khác biệt nào ở làn da của một người được cho là thường xuyên bôi kem chống nắng và người không bôi kem. Thế nhưng, người dân nơi đây vẫn tin, thứ bột Thanakh sẽ giúp da họ trắng và đẹp hơn.

    Điểm đặc biệt khác về văn hóa người

    Myanmar, họ chủ yếu đi bằng chân đất. Người Myanmar quan niệm rằng, đôi chân trần sẽ thể hiện sự kính trọng của bản thân với trời, đất, nơi linh thiêng và người đối diện. Tuy nhiên, văn hóa đi chân trần chủ yếu được duy trì tại các vùng nông thôn. Tại các thành phố lớn nơi đây, nhiều người đã ảnh hưởng văn hóa ngoại nhập và họ đã sử dụng đến những đôi dép mang phong cách hiện đại. Một người dân Myanmar chia sẻ với tôi rằng, họ không thích thú lắm với phong cách ăn mặc của phương Tây. Tuy nhiên, họ lại rất thích và mơ ước có một làn da trắng mịn. “Tôi mơ ước da mình sẽ đẹp như người Việt Nam. Các bạn có một làn da khiến chúng tôi mê mệt. Tôi tin làn da của các bạn đẹp nhất thế giới. Da các bạn đẹp đến mức khiến tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu lý do nhưng cuối cùng tôi nhận ra đó là tạo hóa ban tặng”, một người dân Myanmar bày tỏ.

    Gọi nhau bằng nụ hôn gió

    [poll3]1402[/poll3]

    Gọi nhau bằng những nụ hôn gió.

    Với tập tục cổ xưa của người Myanmar, ăn bằng tay trái bị coi là hành động thiếu tôn trọng vì tay trái chỉ dùng để vệ sinh cá nhân. Vì vậy, khi ăn hoặc trả tiền cho người khác, họ thường đưa tay phải. Người Myanmar, khi ăn họ dùng tay để nặn cơm thành từng viên nhỏ và trộn chung với các món ăn khác. Còn món ăn thì những người theo đạo Phật không ăn thịt bò, những người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn. Thế nên, thịt tại Myanmar được coi là món ăn xa xỉ khi trên bàn ăn hầu như chỉ toàn rau với nhiều dạng chế biến. Dù là đất nước nắng nhiều hơn mưa, nhưng thức ăn của họ được chế biến rất cay.

    Người Myanmar có một sở thích mà chắc chắn nhiều du khách cảm thấy thú vị, đó là người dân khắp đất nước này dù ở vùng quê hay thành thị đều thích đọc báo. Đi đâu cũng thấy người dân cầm trên tay tờ báo. Họ cho rằng, chỉ có đọc báo mới có thể nắm bắt được tình hình đất nước và qua đó cũng học hỏi được nhiều thứ. Tuy nhiên, một lý giải khác của người hướng dẫn viên, sở dĩ người dân nơi đây thích đọc báo vì rất ít nhà sử dụng ti vi. Tại Myanmar, rất nhiều vùng vẫn chưa có điện. Hầu như trên tất cả các vùng từ thành thị đến nông thôn ở Myanmar, mạng wifi, internet rất yếu, có nhiều nơi không có. Do đó, kênh thông tin được ưa chuộng nhất vẫn là báo chí.

    Có một điều mà người dân Myanmar có lẽ tự hào hơn bất kỳ quốc gia nào, đó là người dân rất thân thiện và mến khách. Một khách du lịch phương xa như tôi, chẳng hề quen biết họ là ai, lẽ ra họ phải nâng giá thành để kiếm lợi từ vị khách “một lần” như tôi. Thế nhưng, cô tiểu thương thân thiện và quý khách đến nỗi khi tôi mua một món hàng đã có giá sẵn dù không mang đủ tiền họ vẫn bán kèm theo nụ cười đầy thiện cảm. Tôi cũng đã nghĩ đến việc có thể món hàng họ nâng giá cao nên khi bán cho tôi giá thấp họ vẫn rất lời. Tuy nhiên, tôi đã sai khi nghĩ như thế, ở Myanmar hàng hóa bán ra đều có giá thực và họ không thách giá.

    Một người Việt Nam sinh sống tại Myanmar nhiều năm cho tôi biết, tiểu thương nơi đây sẵn sàng cho khách nước ngoài một món đồ mà không lấy tiền. Đây cũng là lý do khiến du khách cảm thấy hạnh phúc khi đến với Myanmar. Dù ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước Myanmar, người ta không khó để thấy được những nụ cười trao nhau trong giao tiếp.

    Thật không sai khi có ý kiến cho rằng, Myanmar, một đất nước cổ kính mà hiện đại, độc đáo trong những thứ bình thường nhất. Chẳng thế mà, dù mới đến Myanmar thời gian ngắn nhưng tôi có cảm giác như không mấy xa lạ. Thế nên, kết thúc vài ngày vòng quanh Myanmar, khi về nước tôi thấy lòng bâng khuâng, nhớ nhung.

    Ấn tượng một Myanmar trong lòng du khách thật đẹp đẽ đến nhường nào. Từ đây, lòng tôi chợt nghĩ, không biết những du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, họ ra về với những gì đọng lại. Để rồi, tôi thầm hy vọng họ cũng sẽ như tôi, yêu quý và nhớ nhung Việt Nam như tôi khi về nước.

    Nơi cả phụ nữ và đàn ông đều chung sở thích nhai trầu

    Tại Myanmar, hầu hết phụ nữ và đàn ông đều nhai trầu. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những cô cậu thiếu niên cho đến các cụ già luôn nhai trầu trong miệng trừ khi ăn cơm. Họ nói vui với du khách rằng, trầu như một thứ kẹo cao su mà người nước ngoài vẫn thường nhai. Hầu hết những người nhai trầu nuốt luôn nước và ít nhổ ra ngoài như ta vẫn thường thấy ở Việt Nam.

    * Bài đã đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật

     Võ Đoàn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ma-nhung-phong-tuc-la-va-chuyen-an-trau-nhu-nhai-keo-cao-su-a182170.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan