+Aa-
    Zalo

    Giải mã “Tam giác ác quỉ” Bermuda

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Trong nhiều thập kỉ qua, không ít tàu thuyền và máy bay đã bị mất tích ở “Tam giác ác quỉ” Bermuda, phía Tây Đại Tây Dương.
    (ĐSPL) - Trong nhiều thập kỉ qua, không ít tàu thuyền và máy bay đã bị mất tích ở  “Tam giác ác quỉ” Bermuda, phía Tây Đại Tây Dương.
    Trong cuộc điều tra mới đây,  phóng viên BBC Tom Mangold  đã tìm cách giải thích sự biến mất của 2 máy bay thương mại Anh cùng với 51 hành khách và phi hành đoàn tại khu vực này. Theo ông, một chiếc có thể bị lỗi kỹ thuật nghiêm trọng trong khâu thiết kế, còn chiếc kia có thể hết nhiên liệu.
    Giải mã “Tam giác ác quỉ” Bermuda

    “Tam giác ác quỉ” Bermuda đã nhấn chìm nhiều máy bay, tàu thuyền trong nhiều thập kỷ qua

    Cách đây 60 năm, những chuyến bay thương mại từ London đến Bermuda chưa phổ biến và đầy rẫy nguy hiểm. Máy bay phải đáp xuống quần đảo Azores để nạp nhiên liệu, trước khi bay liền một mạch 2.000 hải lý đến Bermuda. Tại thời điểm đó, đây là chuyến bay liên tục dài nhất thế giới.
    Hãng hàng không British South American Airways (BSAA), hãng hàng không của Anh thực hiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương qua “Tam giác ác quỉ” Bermuda,  vốn nổi tiếng là kém an toàn. Trong vòng có 3 năm, BSAA đã để xảy ra 11 vụ tai nạn nghiêm trọng, khiến 5 chiếc máy bay mất tích, 73 hành khách và 22 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
    Bí ẩn chưa lời giải
    Ngày 30/1/1948, 25 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay của BSAA biến mất, không hề để lại dấu vết nào.
    Kết quả điều tra chính thức viết: “Đây  là một vụ chưa từng thấy.  Điều gì đã xảy ra trên chuyến bay này sẽ không bao giờ được biết đến và số phận của chiếc máy bay Star Tiger vẫn còn là điều bí ẩn”.
    Nhưng có một số manh mối trong báo cáo chính thức về tai nạn này cho thấy Star Tiger đã có một số vấn đề trước khi đến Azores.
    Bộ phận sưởi ấm của máy bay kém an toàn và đã không hoạt động trong khi bay. Một trong những chiếc la bàn của máy bay cũng đã bị hỏng.
    Rất có thể, để làm cho nhiệt độ trong khoang hành khách ấm hơn, phi công đã quyết định hạ thấp độ cao và dẫn đến việc tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn.
    Gần đến Bermuda, chiếc máy bay Star Tiger đã bị chệch hướng và bay quá 1 giờ so với kế hoạch.
    Giải mã “Tam giác ác quỉ” Bermuda

     “Tam giác ác quỉ” Bermuda

    Bên cạnh đó, báo cáo của Bộ Hàng không dân dụng Anh cho biết các cơn gió trái chiều mạnh hơn so với dự báo cũng đã làm cho nhiên liệu bị tiêu tốn nhiều hơn.
    Eric Newton, một trong những điều tra viên cấp cao của Bộ Hàng không dân dụng Anh cho biết: “Bay ở độ cao khoảng 600m, máy bay sẽ hết nhiên liệu nhanh hơn… Ở độ cao khoảng 600m, máy bay không có nhiều không gian để hoạt động. Trong tình huống khẩn cấp, máy bay dễ bị mất độ cao và lao xuống biển”.
    Bất kể điều gì đã xảy ra với máy bay Star Tiger, có thể nói sự việc xảy ra hết sức đột ngột và thảm khốc, khiến cho phi công không kịp phát đi tín hiệu khẩn cấp.
     Avro Tudor IV (Star Tiger)  thực chất là 1 máy bay chiến đấu được chuyển đổi và sau đó đã bị loại khỏi dịch vụ chở khách vì kém an toàn. Chỉ có hãng BSAA là còn sử dụng loại máy bay Avro Tudor IV để chở khách.
    Trong một cuộc phỏng vấn, ông Gordon Store  - cơ trưởng kiêm quản lý các hoạt động bay của BSAA - cho biết ông không tin tưởng các động cơ của Avro Tudor IV.  Ông nói thêm: “Các hệ thống của loại máy bay này quả là chắp vá…Tất cả các hệ thống thủy lực, điều hòa không khí và quạt thông gió đều được đặt dưới gầm sàn khoang chở khách một cách rất lộn xộn. Hệ thống sưởi ấm vừa tiêu tốn nhiều nhiên liệu, vừa không mấy hiệu quả”.  
    Vụ tai nạn thứ hai
    Gần một năm sau khi chiếc Star Tiger mất tích, một chiếc Avro Tudor IV khác của BSAA cũng bị biến mất giữa Bermuda và Jamaica.
    Ngày 17/1/1949, một giờ sau khi bay từ Bermuda,  phi công vẫn gửi thông tin vị trí bay như thường lệ. Nhưng sau đó,  máy bay này biến mất ở độ cao hơn 5.400m.
     Một lần nữa, nó đã  không để lại bất kỳ dấu vết nào.
    Lần này, nguyên nhân hết nhiên nhiên liệu là hoàn toàn không hợp lý, thời tiết tốt và lỗi phi công cũng đã được loại trừ.
    Theo Don Mackintosh , một cựu phi công lái loại máy bay Tudor IV, thiết kế kém an toàn cũng có thể là nguyên nhân gây tai nạn.
    Giải mã “Tam giác ác quỉ” Bermuda

    Thiết kế kém an toàn của máy bay Avro Tudor IV có thể là nguyên nhân gây tai nạn

    Cơ trưởng Peter Duffey, cựu phi công của BSAA và sau này chuyển sang làm việc cho British Airways Concorde,  cũng tin rằng các ống tản nhiệt và thủy lực đặt gần nhau là điều cần chú ý. Ông nói thêm: “Theo tôi, dầu thủy lực rò rỉ ra ngoài gặp phải hơi nóng của hệ thống sưởi ấm và gây nổ”.
    Điều tra viên cao cấp Eric Newton cũng có kết luận tương tự: “Nếu hệ thống sưởi dưới sàn khoang chở khách bị bốc cháy, nó sẽ gây ra thảm họa trước khi phi hành đoàn nhận biết được. Không có bình chữa cháy như ngày nay, không có hệ thống báo động về hệ thống sưởi ấm… nên không ai biết được cho đến khi đã quá muộn”.
    Kết quả điều tra chính thức cũng chỉ ra rằng do sự cố về thông tin liên lạc,  7 tiếng rưỡi sau khi tai nạn xảy ra,  đội tìm kiếm cứu nạn mới được phái đến. Vì vậy những gì còn sót lại của máy bay và con người có thể đã bị sóng biển nhấn chìm. Tuy nhiên, các nhà điều tra phỏng đoán có lẽ “có vài nguyên nhân bên ngoài có thể chôn vùi cả người lẫn máy bay”.
    Những ý kiến này đã mở ra một làn sóng đồn đoán và làm tăng thêm những bí ẩn về “Tam giác ác quỉ” Bermuda.
    Hà Bình (theo BBC News)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-ma-tam-giac-ac-qui-bermuda-a26684.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan

    "Mông Cổ có thể đòi cả Trung Quốc"?

    Nếu theo cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Bắc Kinh, Mông Cổ có thể đòi lại toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc vì tổ tiên họ từng làm chủ Hoa lục dưới thời nhà Nguyên.