Giải pháp giúp người dân Phú Quốc sống chung với rừng, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững - Xứng với tên gọi Đảo Ngọc


Thứ 3, 30/11/2021 | 13:00


Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng, biển đảo đa dạng sinh học Rừng quốc gia Phú Quốc là giải pháp thiết thực góp phần xây dựng, quy hoạch phát triển các công trình du lịch biển bền vững vùng Tây Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung, phục vụ mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiềm năng dược liệu quý nam dược phong phú dồi dào cho việc bảo tồn sản xuất các loại thuốc chữa bệnh không chỉ phục vụ trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. 

Theo các Nhà khoa học rừng Phú Quốc có rất nhiều dược liệu quý để bào chế các loại sản phẩm Nam dược điều trị bệnh mà không cần phải đầu tư nhiều. Vì hầu hết các loài  quý ở rừng Phú Quốc được hình thành tự nhiên, có những loại dược liệu quý hiếm không có ở các nơi khác như:  bí kỳ nam (tổ kiến), cây Bá bệnh, rễ tranh, cát lồi, ngăn chằn, hà thủ ô, sâm đất, ván bay, rễ trái nhàu, mỏ quạ, chùm gởi, mướp gai, bí lau, đủng đỉnh, cóc đắng, nhãn lồng…. và rừng Phú Quốc được mệnh danh là rừng có nhiều loại thuốc nam quý hiếm bậc nhất ở Nam bộ. Gắn với nguồn dược liệu quý nhiều cây cổ thụ có gốc to hàng trăm năm tuổi rất thiêng liêng và giá trị có thể làm những bộ sưu tập, sách về các loại lá cây, các loại gỗ, các loại dược liệu Ngoài ra, còn 9 loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc diện nguy cấp quý hiếm có tên trong Sách Ðỏ Việt Nam cần ưu tiên bảo vệ bảo tồn như Tùng cổ ngắn, Trầm hương, Trắc bông, Cẩm thị, Kim giao, Thiên tuế tròn, Do đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện hình thành nguồn tài nguyên phong phú, với 1.164 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 137 họ, 531 chi trong đó có nhiều cây gỗ quý, cùng với 155 loài cây dược liệu, nhiều cây cho dầu, cho quả, đặc biệt có 12 loài thực vật đặc hữu (Endemic) nghĩa là chỉ có ở Phú Quốc mà không có ở nơi nào khác: Cù đèn Phú Quốc (Croton phuquocensis Groiz), Diệp hạ châu .. ngoài ra, có thể gây giống, trồng nhiều loại lan rừng, có vườn ươm thực vật để khách xem, tìm hiểu, nếu không có dịp khám phá hết được rừng…

Xã hội - Giải pháp giúp người dân Phú Quốc sống chung với rừng, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững - Xứng với tên gọi Đảo NgọcXã hội - Giải pháp giúp người dân Phú Quốc sống chung với rừng, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững - Xứng với tên gọi Đảo Ngọc (Hình 2).

Đường quanh đảo chạy dài từ Làng chày xã Hàm Ninh đến xã Bãi Thơm của TP Phú Quốc hơn 30km 

Phát huy tiềm năng lợi thế của rừng và các hệ sinh thái

Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên đảo biển Phú Quốc là phải đối chiếu thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 36-NQ/TƯ ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo hướng nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả trên cơ sở phát huy lợi thế về rừng tự nhiên và nhân tạo trên địa bàn Phú Quốc. 

Do vậy, bên cạnh việc đầu tư phát triển du lịch cần tăng cường các chương trình giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng các doanh nghiệp, công ty phát triển du lịch thì việc quy hoạch khai thác bảo tồn nguồn dược liệu quý  trong phát triển du lịch sinh thái huyện đảo Phú Quốc phải tính toán cân nhắc thận trọng phát triển bền vững đã được đề cập trong các văn bản, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ưởng Ðảng Cộng sản Việt Nam, cũng như sự chỉ đạo của Thủ tướng  “Không đánh đổi môi trường cho phát triển kinh tế”.

Xã hội - Giải pháp giúp người dân Phú Quốc sống chung với rừng, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững - Xứng với tên gọi Đảo Ngọc (Hình 3).Xã hội - Giải pháp giúp người dân Phú Quốc sống chung với rừng, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững - Xứng với tên gọi Đảo Ngọc (Hình 4).

Nấm tràm một trong những món ăn đặc sản tự nhiên của rừng Phú Quốc với giá giao động từ 180 -200 ngàn đồng/kg

Cần phải có giải pháp quy hoạch phát triển đồng bộ, hài hòa giữa lợi ích kinh tế gắn với lợi ích xã hội để người dân và xã có ý thức trách nhiệm sống chung với rừng mà không tự hủy hoại rừng.

Nhiều năm qua bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh kế - xã hội Phú Quốc nhiều dự án được phê duyệt đầu tư phát triển du lịch đều có gắn với đầu tư bảo tồn phát triển hệ sinh thái tự nhiên rừng, biển …tuy nhiên thực tế đang có biểu hiện  thu hẹp dần diện tích rừng tự nhiên làm ảnh hưởng không nhỏ đến  môi trường sống và điều kiện phát triển của các loài thực vật tự nhiên quý hiếm nếu có sự đầu tư phù hợp thì nguồn dược liệu quý hiếm này không chỉ đem lại lợi nhuận lớn về kinh tế mà còn giúp nâng cao giá trị xã hội. Bởi thực tế việc khai thác các nguồn dược liệu và bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ thu hút du lịch mà còn tạo ra hàng ngàn việc làm bền vững cho người lao động tại địa phương, trong đó số lượng lao động phục vụ cho bảo tồn và tái sinh và khai thác sản xuất …

Cần tạo điều kiện và giúp đỡ, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ VQG và có cơ chế phù hợp kêu gọi, khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, các trường ở Trung ương, ở các tỉnh miền Nam, các tổ chức quốc tế, kể cả các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước tiếp tục đầu tư nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng tài nguyên sinh vật trên rừng, dưới biển, kể cả các tri thức bản địa của cư dân vùng biển phục vụ mục tiêu phát triển bền vững./.

Tú thanh ( thực hiện) 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giai-phap-giup-nguoi-dan-phu-quoc-song-chung-voi-rung-dam-bao-phat-trien-on-dinh-ben-vung-xung-voi-ten-goi-dao-ngoc-a520803.html