Kiếm hiệp Kim Dung: 3 tuyệt thế võ công lợi hại nhưng lại bị mai một theo thời gian


Thứ 6, 27/11/2020 | 07:02


Cùng sự kiện

Các tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung đều được đặt trên dòng chảy của lịch sử và các bộ tuyệt kỹ võ công cũng bị mai một theo thời gian.

Các tác phẩm kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung đều được đặt trên dòng chảy của lịch sử và các bộ tuyệt kỹ võ công cũng bị mai một theo thời gian.

Chính việc lồng ghép yếu tố sử thi vào các câu chuyện giả tưởng đã tạo cho độc giả một ảo giác khi thưởng thức các bộ tiểu thuyết võ hiệp, như thể các cao thủ võ lâm thực sự tồn tại vào ngàn năm trước. Đó chính là lý do vì sao kiếm hiệp Kim Dung lại trở nên kinh điển như vậy.

Một tình tiết khác mang đến cho người đọc một cảm giác trực quan về dòng chảy lịch sử trong truyện Kim Dung là việc các tuyệt kỹ võ công không ngừng bị mai một, suy giảm theo thời gian.

Như trong Thiên Long Bát Bộ diễn ra vào thời Bắc Tống giống như cuộc chiến của các vị thần, khi Giáng Long Thập Bát Chưởng của Kiều Phong rồng xuất cuồng vũ. Hư Trúc hoá thủy thành băng với Sinh Tử Phù, hay Đoàn Dự phóng kiếm khí vô hình với Lục Mạch Thần Kiếm.

Tuy nhiên, đến thời nhà Thanh trong tiểu thuyết Kim Dung, chỉ cần bay lên mái nhà hay nhảy qua bức tường vài thước đã được xem là một cao thủ và các chiêu thức võ công thời này không còn huyền ảo như trước.

Nguyên nhân nào khiến trình độ võ lâm bị mai một theo thời gian? Điều này liên quan đến việc kế thừa của các tuyệt kỹ võ công, chẳng hạn như ba loại dưới đây, vốn đều là thần công, nhưng do người sử dụng không phát huy được uy lực tối đã nên càng truyền về sau càng trở nên dần trở nên vô dụng.

Nếu tuyệt học Cái Bang là Đả Cẩu Bổng Pháp thì Thiếu Lâm có Phục Ma Trượng Pháp. Trong Thiên Long Bát Bộ từng nhắc đến bộ trượng pháp này.

Cụ thể tại hồi 43 trong nguyên tác, Tảo Địa Tăng nói Tiêu Viễn Sơn rằng: "Cư sĩ lần thứ 2 lấy đi là cuốn Thiện Dũng Mãnh Quyền Pháp. Lúc đó lão tăng đã thấy cư sĩ rơi vào ma đạo, càng lún càng sâu. Tôi thật không nhẫn tâm nên lúc cư sĩ lấy sách tôi đã lén bộ Pháp Hoa Kinh và Tạp A Hàm Kinh, hi vọng cư sĩ có thể lấy đi, nghiên cứu tham ngộ. Không ngờ cư sĩ si mê võ học, không để ý tới phật pháp chính tông. Sau đó lại lấy cuốn Phục Ma Trượng Pháp rồi vui vẻ bỏ đi. Trầm mê khổ ai, không biết ngày nào mới có thể quay đầu".

Tiêu Viễn Sơn sau khi lấy được mật tịch Phục Ma Trượng Công, vui vẻ tu luyện, sau khi tái xuất, võ công lợi hại vượt bậc, có thể thấy Phục Ma Trượng Pháp rất tinh diệu.

Tuy nhiên, cho đến thời Anh Hùng Xạ Điêu, võ công của Kha Trấn Ác sử dụng cũng là Phục Ma Trượng Pháp nhưng khả năng thi triển của người này chỉ được 3 4 phần, võ công chỉ trên mức bình thường, còn chẳng bằng các cao thủ tầm trung như Mai Siêu Phong và kém xa Quách Tĩnh hay thiên hạ Ngũ tuyệt.

Việt Nữ Kiếm Pháp mặc dù được nhiều người biết đến chủ yếu trong Anh Hùng Xạ Điêu nhưng bộ kiếm pháp này được sáng tạo và mô tả rõ nét nhất trong tiểu thuyết Việt Nữ Kiếm, lấy bối cảnh thời Xuân Thu chiến quốc.

Đại phu nước Việt là Phạm Lãi, sau khi chứng kiến kiếm thuật tinh diệu của A Thanh đã mời nàng về dạy kiếm thuật cho võ sĩ của Việt Vương Câu Tiễn.

Tuy nhiên, A Thanh không biết cách dạy người khác kiếm thuật nên Phạm Lãi đành cho các kiếm sĩ đánh nhau với nàng để bắt chước theo kiếm pháp. Thế nhưng, không một kiếm sĩ nào đỡ nổi quá 3 chiêu của A Thanh nhưng họ cũng được chứng kiến tận mắt đường kiếm.

Sau đó họ miễn cương mô phỏng theo thân phám và kiếm thức rồi truyền lại cho người khác, chỉ có thể mà kiếm pháp của các võ sĩ nước Việt đã trở thành vô địch thiên hạ. Nhờ vậy mà Việt Vương Câu Tiễn có thể diệt được Ngô.

Đến thời Nam Tống trong Anh Hùng Xạ Điêu, nữ hiệp Hàn Tiểu Oánh của Giang Nam Thất Quái, cũng học được bộ kiếm pháp này. Tuy rằng chỉ còn lại những kiếm chiêu nhặt nhạnh không mấy biến ảo nhưng cũng đã khá lợi hại, cái ngoại hiệu Việt Nữ Kiếm của Hàn Tiểu Oánh là nhờ bộ kiếm pháp mà được.

Tuyệt thế võ công trong Thiên Long Bát Bộ không ít nhưng chẳng bộ nào mạnh mẽ lại kỳ dị như võ công của phái Tiêu Dao, điển hình như Bắc Minh Thần Công. Con đường võ học của hai nam chính Hư Trúc và Đoàn Dự có thể nói đều bắt đầu từ loại võ công này.

Đoàn Dự nhờ có Bắc Minh Thần Công, thụ thập được nội lực thâm hậu từ các đại cao thủ mà có thể luyện thành Lục Mạch Thần Kiếm. Trong khi đó, Hư Trúc nhờ phá giải thế cờ Trân Long mà được Vô Nhai Tử truyền thụ cho tuyệt kỹ này cùng với Bắc Minh chân khí. Hư Trúc sau đó còn hấp thu công lực cả đời từ Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy, nội công khó ai sánh bằng.

Người luyện được Bắc Minh Thần Công có thể không ngừng tăng tiến công lực nhờ hấp thu nội lực từ kẻ khác, thậm chí người ngoài cũng không ngăn cản quá trình hấp thu của người sử dụng.

Chỉ tiếc hậu thế võ lâm không còn được thấy chân truyền của môn võ công kỳ dị này, mà chỉ còn lại phiên bản không trọn vẹn, được gọi là Hấp Tinh Đại Pháp.

Từ nhân vật Nhậm Ngã Hành trong Tiếu Ngạo Giang Hồ có thể thấy, Hấp Tinh Đại Pháp là một phiên bản "lỗi" của Bắc Minh Thần Công.

Dù đều có công dụng hút nội lực đối phương vào bản thân nhưng Hấp Tinh Đại Pháp lại không giúp người dùng dung hòa những luồng chân khí hút vào, bởi bản chất luồng chân khí của mỗi người là khác nhau. Không những vậy, những luồng chân khí đó còn xung đột lẫn nhau trong kỳ kinh bát mạch, khiến người dùng Hấp Tinh Đại Pháp đau đớn khổ sở như bị tẩu hỏa nhập ma.

Sự suy yếu của ba môn thần công trên có thể lý giải vì sao võ công trong các tác phẩm của Kim Dung luôn bị mai một theo thời gian. Bản chất của những môn võ công tuy không đổi nhưng người kế thừa lại không phát huy được sức mạnh khi truyền từ đời này sang đời khác, nên đương nhiên các môn thần công cũng ngày càng yếu đi.

Hoa Vũ (Theo QQ)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kiem-hiep-kim-dung-3-tuyet-the-vo-cong-loi-hai-nhung-lai-bi-mai-mot-theo-thoi-gian-a347431.html