Tam Quốc: Nhân vật nhu nhược nhất, hai lần cắn răng nhìn vợ đẹp bị Lữ Bố và Tào Tháo chiếm đoạt


Chủ nhật, 05/04/2020 | 14:00


Cùng sự kiện

Tam Quốc thời loạn chứng kiến rất nhiều anh hùng xuất thế, can trung nghĩa đảm, nhưng cũng có không ít những viên tướng lại rất tầm thường, nhu nhược.

Tam Quốc thời loạn chứng kiến rất nhiều anh hùng xuất thế, can trung nghĩa đảm, nhưng cũng có không ít những viên tướng lại rất tầm thường, nhu nhược.

Tam Quốc thời loạn chứng kiến rất nhiều anh hùng xuất thế, can trung nghĩa đảm như Quan Vũ hay Trương Phi. Tuy nhiên thời kỳ hỗn mã binh đao đó cũng có không ít những viên tướng tầm thường, nhu nhược. Tần Nghi Lộc, nhân vật từng phục vụ cho cả Lữ Bố và Tào Tháo chính là một trong số đó.

Tần Nghi Lộc là người Tân Hưng, từng là bộ hạ dưới trướng của Lữ Bố rồi đến Tào Tháo. Sử sách không có nhiều ghi chép về nhân vật này, những gì người ta biết đến Tần Nghi Lộc chỉ vì ông cưới được Đỗ Thị, một người phụ nữ xinh đẹp tuyệt trần.

Đỗ Thị, vợ của Tần Nghi Lộc là một trong những đại mỹ nữ nổi tiếng thời Tam Quốc. 

Tần Nghi Lộc không có gia thế nổi bật, cũng không có tài năng xuất sắc và còn thiếu cả sự cứng rắn quyết đoán. Ấy mà một người tầm thường như vậy, lại có thể cười được một đại mỹ nữ thế gian khó tìm. Một điều mà ngay cả trong thời bình hưng thịnh còn khó cầu thấy chứ chưa nói đến giai đoạn "mạnh được yếu thua" như Tam Quốc.

Tần Nghi Lộc ban đầu là thủ hạ của Lữ Bố, một nhân vật rất nổi tiếng thời Tam Quốc. Không chỉ dũng mãnh, Lữ Bố còn là người rất háo sắc. Dù trong nhà không ít thê thiếp xinh đẹp, nhưng Lữ Bố vẫn đặc biệt quan tâm tới người vợ của thuộc hạ mình.

Dù trong nhà đã có rất nhiều thê thiếp xinh đẹp, nhưng Lữ Bố vẫn đặc biệt quan tâm đến Đố Thị.

Để có thể chiếm đoạt Đỗ Thị, Lữ Bố viện cớ ra lệnh cho Tần Nghi Lộc làm sứ giả đi sứ Viên Thuật ở Hoài Nam. Trước đó, Lữ Bố đã ngầm thỏa thuận với Viên Thuật rằng sẽ để Tần Nghi Lộc ở lại Hoài Nam một thời gian. Quả nhiên sau đó, Tần Nghi Lộc không thể trở về, thậm chí trong thời gian này ông còn lập được thêm thiếp, là một nữ tử thuộc dòng dõi Hán Thất. Đương nhiên, tất cả đều nằm trong sự sắp xếp của Thuật và Bố.

Tần Nghi Lộc có thể nhu nhược nhưng chắc chắn không phải ngốc, nếu không ông đã không thể đứng trong hàng các bộ tướng của Lữ Bố. Nghi Lộc đương nhiên cảm thấy không ổn khi để vợ đẹp con thơ ở nhà một mình, tuy nhiên phận làm tướng không thể cãi lệnh chủ nên ông đánh phải cắn răng nhẫn nhục. Mãi sau này, Lữ Bố không còn hứng thú với Đỗ Thị, Tần Nghi Lộc mới được rời khỏi Hoài Nam và vẫn quay về tiếp tục làm thủ hạ của Lữ Bố.

Tiếc rằng ngày tháng yên ổn chưa được bao lâu, Tần Nghi Lộc lại phải chịu nỗi khổ bị đoạt vợ. Thậm chí lần này còn là chính thức bị cướp đoạt chứ không còn là chiếm hữu tạm thời.

Tào Tháo nổi tiếng với sở thích quái đản, chỉ hứng thú với vợ của thiên hạ.

Công Nguyên năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị liên minh công đánh Lữ Bố ở Hạ Phi, Lữ Bố thất bại và bị xử tử. Quan Vũ cũng rất say mê nhan sắc của Đỗ Thị, thế nên trước đó đã nhiều lần xin Tào Tháo sau khi công phá Hạ Phi xong đem Đỗ Thị ban cho mình làm chiến lợi phẩm. Tào Tháo đã đồng ý nhưng sau đó lại lật mặt và nạp Đỗ Thị làm thiếp. Tần Nghi Lộc sau lại đầu quân cho chính kẻ đang ân ái với vợ mình.

Nhờ việc vợ được sủng ái, Tần Nghi Lộc được Tào Tháo phong làm Chí trưởng. Sau đó Lưu Bị ly khai khỏi Tào Tháo, để tăng cường thế lực, Lưu Bị đã tìm cách thu hút những viên tướng bất mãn với Tào Tháo, Tần Nghi Lộc cũng là một trong những mục tiêu của Lưu Bị.

Tần Nghi Lộc sau đó đi theo Trương Phi. Được một thời gian, thấy Phi nóng tính, Tần Nghi Lộc cảm thấy hối hận muốn quay về với Tào Tháo và bị Phi giết chết, kết thúc cuộc đời của một trong những viên tướng nhu nhược nhất thời Tam Quốc. Mẹ con Đỗ Thị và Tần Lãng ở trong phủ Ngụy Vương, rất được Tào Tháo yêu mến.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-nhan-vat-nhu-nhuoc-nhat-hai-lan-can-rang-nhin-vo-dep-bi-lu-bo-va-tao-thao-chiem-doat-a318379.html