Tây Du Ký: Từng có phiên bản do Nhật Bản sản xuất khiến Tây Du Ký phải làm phim năm 1986 để "dằn mặt"


Thứ 5, 25/03/2021 | 06:00


Cùng sự kiện

Sở hữu lượng người hâm mộ lớn nhưng ít ai biết được lý do thật sự khiến các nhà làm phim Trung Quốc bắt tay vào sản xuất bộ phim Tây Du Ký năm 1986.

Sở hữu lượng người hâm mộ lớn nhưng ít ai biết được lý do thật sự khiến các nhà làm phim Trung Quốc bắt tay vào sản xuất bộ phim Tây Du Ký năm 1986.

Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc và từng được nhiều lần chuyển thể thành phim. Trong đó, phiên bản thành công nhất chính là phiên bản Tây Du Ký năm 1986. Phần phim bám sát cốt truyện nhưng cũng khéo léo xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với thuần phong mỹ tục và không gây cảm giác phản cảm nên vẫn được khán giả yêu mến sau nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, khi hỏi về nguyên nhân thật sự khiến Trung Quốc bắt tay vào sản xuất bộ phim Tây Du Ký, không phải ai cũng biết câu trả lời. Theo đó, một trong những nguyên nhân của việc này chính là sự xuất hiện của phiên bản Tây Du Ký của Nhật Bản vào năm 1978.

Tây Du Ký năm 1978 của Nhật Bản là phiên bản phim chuyển thể đầu tiên tạo được tiếng vang trong làng điện ảnh châu Á. 

Được biết, Tây Du Ký vốn là tác phẩm nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn đối với độc giả thế giới. Đặc biệt, tại Nhật Bản, 2 bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa và Tây Du Ký chính là những tác phẩm bán chạy và được tìm đọc nhiều nhất. 

Theo đó, Nhật Bản đã không ít lần sản xuất phim chuyển thể từ Tây Du Ký. Tuy nhiên, phiên bản phim năm 1978 của xứ sở hoa anh đào đã thật sự tạo nên tiếng vang lớn trong khu vực. Phiên bản phim Tây Du Ký 1978 thậm chí còn được công chiếu trên các đài truyền hình Trung Quốc. Điều này đã khiến khán giả xứ Trung cảm thấy không mấy hài lòng, tự đặt câu hỏi tại sao một tác phẩm văn học của nước mình lại được nước bạn làm phim và gây tiếng vang lớn như vậy?

Vai diễn Đường Tăng trong Tây Du Ký 1978 do nữ diễn viên Masako Natsume đảm nhận đã gây tranh cãi tại Trung Quốc. 

Bên cạnh đó, một vài điểm khác biệt trong phần phim của Nhật Bản cũng bị đánh giá là không phù hợp với văn hoá Trung Quốc thời bấy giờ. Bao gồm việc Nhật Bản giao vai diễn Đường Tăng vào tay nữ diễn viên Masako Natsume. Được biết, người Trung Quốc cho rằng việc Đường Tăng là nữ hoàn toàn sai lệch so với bản gốc.

Tạo hình các nhân vật trong phiên bản của Nhật Bản có phần "hiền lành" hơn so với nguyên tác đã mô tả. 

Tuy nhiên, Nhật Bản lại tận dụng điều này và tạo nên một phiên bản riêng, mang dấu ấn riêng. Những phiên bản Tây Du Ký sau đó do Nhật Bản sản xuất cũng để vai diễn Đường Tăng là nữ. 

Dù bị chê là không phù hợp nhưng thời bấy giờ, bộ phim Tây Du Ký năm 1978 đã thật sự tạo được danh tiếng trong làng điện ảnh châu Á. Điều này đã tạo áp lực nặng nề đối với các nhà sản xuất Trung Quốc với việc làm một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm nước mình và phải "đánh bật" được sức "nóng" của Tây Du Ký 1978.

Trước sức "nóng" của Tây Du Ký 1978 của Nhật Bản, Trung Quốc đã bắt tay sản xuất Tây Du Ký 1986 để "dằn mặt". 

Theo đó, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc sau đó đã bắt tay với đạo diễn Dương Khiết để sản xuất một bộ phim Tây Du Ký vừa để chiều lòng khán giả trong nước, vừa để khẳng định rằng Trung Quốc không chỉ có một tác phẩm văn học hay mà ngay cả làm phim cũng xuất sắc. 

Dưới sự sáng tạo của đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim, Tây Du Ký 1986 của Trung Quốc đã thật sự "đánh bật" phiên bản năm 1978 của Nhật Bản. Đến nay đã 35 năm trôi qua nhưng người ta vẫn còn nhắc nhớ tới Tây Du Ký 1986 là phiên bản chuyển thể thành công nhất trong lịch sử. 

Minh Hạnh (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tay-du-ky-tung-co-phien-ban-do-nhat-ban-san-xuat-khien-tay-du-ky-phai-lam-phim-nam-1986-de-dan-mat-a360370.html