+Aa-
    Zalo

    Thân thế vị phi tần xinh đẹp, có mùi hương quyến rũ ong bướm, được vua Càn Long hết mực sủng ái

    ĐS&PL Nhân vật Hàm Hương (Hương Phi) từng khiến nhiều nhà sử học Trung Quốc đau đầu đi tìm lời giải về thân thế và sự tồn tại của bà trong Hậu cung nhà Thanh.

    Nhân vật Hàm Hương (Hương Phi) từng khiến nhiều nhà sử học Trung Quốc đau đầu đi tìm lời giải về thân thế và sự tồn tại của bà trong Hậu cung nhà Thanh. 

    Hàm Hương trong phim Hoàn Châu cách cách. Ảnh minh họa

    Hàm Hương còn được biết đến với tước hiệu Hương Phi. Bà là vị phi tần được vua Thanh Cao Tông Càn Long hết sức sủng ái và là mối tình đơn phương hiếm có của ông. 

    Trong các dị bản của người Hán, Hương Phi vốn là một phi tần người Duy Ngô Nhĩ. Theo nhà nghiên cứu sử học Chung Lâm, Hương Phi có tên thật là Y Mạt Nhĩ Hãn ra đời khoảng năm 1745, trong một gia đình nghèo thuộc dân tộc Hồi, người Duy Ngô Nhĩ ở Khát Thập, khu tự trị Tân Cương. 10 tuổi nàng đã trở thành thiếp của Hoắc Tập Chiêm - thủ lĩnh Tiểu Hòa Trác ở Khách Thập địa khu (nay là Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa). 

    Năm 1758, Hoắc Tập Chiêm làm phản, chống đối triều đình nhà Thanh. Hay tin, Càn Long tức giận cử đại quân đi chinh phạt. Sau khi đánh bại được Hoắc Tập Chiêm, Đại tướng quân Triệu Huệ đã nhận thấy vẻ đẹp mong manh, đầy mê hoặc của Y Mạt Nhĩ Hãn nên liền bắt nàng về làm cống phẩm dâng lên cho Càn Long.

    Trên đường về kinh để nhập cung, Y Mạt Nhĩ Hãn được hộ tống rất cẩn thận. Thậm chí còn tắm rửa hằng ngày bằng sữa lạc đà để không làm mất đi thứ hương thơm bí ẩn của mình.

    Sau khi về đến Tử Cấm Thành, nàng liền ra mắt Càn Long. Và không ngoài dự đoán, mùi hương cộng với nhan sắc của nàng liền khiến bậc Thiên tử này phải say mê. Y Mạt Nhĩ Hãn ngay lập tức được phong làm Hương Phi và gần như trở thành vị phi tần độc sủng trong Hậu cung nhà Thanh lúc bấy giờ.

    Nhưng nàng ở Bắc Kinh ngày đêm tưởng nhớ quê nhà, nàng vẫn lưu luyến nhớ về người chồng Hoắc Tập Chiêm ở quê nhà nên ngày ngày rầu rĩ không vui, nàng như một con chim thảo nguyên bị vây hãm trong chốn cung cấm. Nàng không buồn ăn uống, không buồn giao tiếp nói chuyện với bất kỳ ai, kể cả khi gặp Càn Long nàng cũng chẳng buồn hành lễ.

    Càn Long thấy vậy mà cũng thương nàng hơn, tìm mọi cách để chiều lòng mỹ nhân. Ông liền phong nàng thành Hương Phi và cho đến sống ở Tây Uyển.

    Ban đầu, Càn Long tưởng nàng buồn vì nhớ quê hương nên ra lệnh tì nữ hầu hạ phải phục vụ Hương Phi đúng theo phong cách truyền thống của người Hồi, từ món ăn cho đến  trang phục, thậm chí xây cả một lễ đường Hồi giáo trong Tây Uyển. Vậy nhưng Hương Phi vì thương nhớ Hoắc Tập Chiêm mà nhất quyết cự tuyệt Càn Long.

    Hương thơm quyến rũ ong bướm. Ảnh minh họa. 

    Thậm chí, Hương Phi còn lên kế hoạch giết Càn Long Đế để trả thù. Sự kiện này đã được cho là ghi lại trong Thanh bại loại sao, năm Dân quốc thứ 5 (1916): “Mỗi khi Cao Tông đến hỏi chuyện, trăm câu hỏi chẳng được một lần đáp, nên lệnh hầu gái thay mình thuyết phục, thì Phi từ trong ống tay lôi ra con dao trắng, khẳng khái nói: ‘Nước mất nhà tan, ý chết sớm quyết. Dẫu cái chết này vô ích, ta cũng một mực làm vì Cố chúa. Nay ngươi dám nhục mạ ta, thì xem ta chết!’. 

    Cung hầu cả kinh, thúc giục cả đám người ngăn cản, đoạt dao từ tay Phi. Thế mà Phi thản nhiên cười lạnh: ‘Ở trong áo ta có đến 10 con dao! Nếu như ngươi dám bức ép ta, ta sẽ tự đâm vào mình’. Cung hầu bất đắc dĩ, tấu lại mọi chuyện, Cao Tông đành phải thôi ép buộc. Nhưng mệnh cho người bên cạnh ngày đêm chăm nom, phòng để tự sát, hòng làm Phi vơi đi ý niệm thâm thù, lấy lòng mỹ nhân”.

    Chuyện đến tai Thái hậu, bà lo lắng cho hoàng đế khi thấy Hương Phi vẫn một mực cự tuyệt như vậy. Thái hậu cho rằng, không thể để Hương Phi hiện diện trong cung mà không tuân phục nữa nên đã khuyên vua cho nàng về quê hoặc ban cho cái chết như ý. Nhân một lần nhà vua đi vi hành, bà sai người ban dải lụa cho Hương Phi.

    Khi trở về, Càn Long đau đớn khi thấy Hương Phi đã thành người thiên cổ. Từ đó đến cuối cuộc đời, tuy sủng ái nhiều phi tần khác nhưng ngài vẫn luôn đau đáu trong lòng mối tình này. Tương truyền, ở ngoại thành Bắc Kinh hiện nay vẫn còn ngôi mộ được cho là của Hương Phi, trên bia khắc một bài thơ đau buồn thảm thiết.

    Hương phi hay Dung phi?

    Còn các nhà khảo cổ Trung Quốc từng chứng minh rằng, hình tượng Hàm Hương được lấy nguyên mẫu từ Dung Phi, một trong những sủng phi của vua Càn Long. Đây là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Sử sách chép rằng, vua Càn Long có hơn 40 phi tần, trong đó có một người dân tộc Hồi chính là Dung Phi.

    Tuy nhiên, Dung Phi thực chất không toả ra thứ hương kỳ lạ như nhân gian tương truyền. Bởi Dung Phi xuất thân từ Tân Cương nên cô đặc biệt thích dùng hương liệu. Thêm vào đó Dung Phi thích hoa táo, ngày nào cũng mang theo bên mình. Loài hoa này có mùi thơm đặc biệt và hiếm có của Trung Nguyên, nên mới bị hậu cung hiểu lầm là người cô tỏa ra mùi thơm.

    Chân dung Dung Phi. 

    Còn có chuyện kể rằng khi Dung Phi nhập cung, cây vải phương Nam trồng trong cung năm đó bỗng dưng sai hơn 200 quả. Đây được coi là điềm lành nên nàng vốn đã được vua Càn Long sủng ái nay lại càng được xem trọng. 

    Nàng được yêu chiều tới mức khi trên đường đến Bắc Kinh, Hương Phi đã ra 3 điều kiện với vua Càn Long. Thứ nhất, phải xây kiến trúc phong cách Hồi giáo cho nàng cư trú. Thứ hai, nàng muốn đem anh trai Đồ Địch Công cùng nhau trú ở Bắc Kinh. Thứ ba, sau khi chết thì yêu cầu đưa về quê hương mai táng. Càn Long Đế chấp nhận hết thảy. 

    Dung Phi sinh được hai người con trai, rất được vua Càn Long yêu chiều. 37 tuổi, Dung Phi qua đời khiến Càn Long và hai con trai vô cùng đau khổ. Vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, đích thân cùng 120 binh sĩ mang nàng về an táng tại quê nhà và chôn cất trong lăng mộ chung của gia đình - lăng Apak Khoja (nay thuộc Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).

    Cho đến bây giờ, sự thật về cuộc đời của nàng phi tần Hàm Hương được vua Càn Long hết mực sủng ái vẫn luôn là điều bí ẩn của lịch sử. Không ai có thể chắc chắn rằng, nàng có thân thể tỏa mùi hương hay không, nàng là ai trước khi nhập cung và những ngôi mộ được cho là nơi chôn cất nàng ở đâu đó quanh đất Trung Hoa là thật hay chỉ do người sau dựng lên cho phù hợp với truyền thuyết…

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/than-the-vi-phi-tan-xinh-dep-co-mui-huong-quyen-ru-ong-buom-duoc-vua-can-long-het-muc-sung-ai-a359749.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan