+Aa-
    Zalo

    Giàn khoan sắp vào Biển Đông: Tướng Lê Văn Cương nhận định kịch bản Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)-Trước việc truyền thông Trung Quốc loan tin nước này sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra Biển Đông, Tướng Lê Văn Cương nhận định "kịch bản" của đất nước đông dân nhất này.

    (ĐSPL) - Trước việc truyền thông Trung Quốc loan tin nước này sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra Biển Đông, Tướng Lê Văn Cương nhận định "kịch bản" của đất nước đông dân nhất này.
    >> Giàn khoan Trung Quốc đang kéo vào Biển Đông nguy hiểm cỡ nào?
    Đầu tháng 5, truyền thông Trung Quốc đồng loạt loan tin nước này sẽ đưa giàn khoan nước sâu mang tên COSLProspector (Hưng Vượng) hạ đặt ở Biển Đông.
    Hưng Vượng là giàn khoan nước sâu nửa chìm thứ tư do công ty CIMC Raffles bàn giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL) và là giàn khoan nửa chìm nước sâu thứ hai Bắc Kinh điều tới biển Đông sau Hải Dương 981.

    Video: Những động thái mới khó lường của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL-China Oilfield Services Ltd.).
    Giàn khoan Hưng Vượng được trang bị các công nghệ tiên tiến - trong đó có hệ thống định vị động (DP3), biến tần thông minh và rã đông tự động, với hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
    Hệ thống định vị động DP3 được lắp đặt trên giàn khoan Hưng Vượng đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của Na Uy và Trung Quốc.
    Hệ thống định vị động lực của Hưng Vượng có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong môi trường bão cấp 12 trên biển Đông. Ngoài ra, Nhật báo Khoa học Kỹ thuật cho biết giàn khoan còn lắp đặt nhiều thiết bị như hệ thống ROV, hệ thống liên quan đến bùn nhão, bảo đảm cho giàn khoan có thể trực tiếp mở khoan khi đến nơi.
    Phó Tổng giám đốc CIMC Raffles là Vu Á cho rằng, giàn khoan COSLProspector gia nhập “tàu chủ lực” nước sâu cho thấy Yên Đài hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho ngành dầu khí Trung Quốc.
    Liên quan đến thông tin trên, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an. Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh:
    Đây là việc rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, tính nghiêm trọng thì không bằng việc họ đang cải tạo trái phép đảo Gạc Ma, Chữ Thập và Vành Khăn ở Trường Sa.
    Mục đích của họ là biến đây thành căn cứu quân sự, thay đổi toàn bộ cấu trúc quyền lực tại khu vực này. Đây là một bước đà để Trung Quốc đi đến mục đích khống chế biển Đông. Đó mới là vấn đề nghiêm trọng.

    Giàn khoan Hưng Thịnh được trang bị hệ thống định vị động (DP3) và hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới đang được Trung Quốc kéo ra Biển Đông.

    Theo Tướng Lê Văn Cương, giàn khoan chỉ là con tốt đen của Trung Quốc. Hiện nay, họ đang cải tạo đảo đá thành căn cứ quân sự. Điều này là rất nguy hiểm và chúng ta phải lên tiếng, phải hỏi tại sao lãnh đạo Trung Quốc hứa một đằng nhưng làm một nẻo như vậy.
    Hệ thống báo chí cũng phải vào cuộc phản đối quyết liệt giống như khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển nước ta hồi năm ngoái. Báo chí phải thông tin thường xuyên, khách quan, đầy đủ để người dân biết.

    Sáng 1/5/2015, Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 từ đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Giàn khoan được hạ đặt sâu trong vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.

    Hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam; vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982; trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trong khu vực.

    Hải Dương 981 là một trong 10 giàn khoan nổi lớn nhất thế giới, với diện tích tương đương sân bóng tiêu chuẩn, cao bằng tòa nhà 40 tầng, có khả năng khoan, khai thác dầu ở độ sâu 12.000 m, do Trung Quốc xây dựng với giá trị 1 tỷ USD.

    Kể từ khi hạ đặt giàn khoan, Trung Quốc luôn huy động hơn 100 tàu các loại tới khu vực này gồm tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo và tàu cá, cùng các chiến hạm như tàu tên lửa tấn công, tàu săn ngầm và tàu tuần tiễu tấn công nhanh.

    Việt Nam đã huy động lực lượng chấp pháp gồm cảnh sát biển và kiểm ngư áp sát Hải Dương 981, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vị trí thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Đáp lại, Trung Quốc liên tục gia tăng các loại tàu bảo vệ giàn khoan đồng thời mở rộng vùng cấm hoạt động tại khu vực này từ 3 lên 10 hải lý. Với sự yểm trợ của một số máy bay, các tàu Bắc Kinh hung hãn đe dọa, đâm va, phun vòi rồng, gây hư hỏng nặng cho các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.

    MAI NGUYÊN (Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/gian-khoan-sap-vao-bien-dong-tuong-le-van-cuong-nhan-dinh-kich-ban-trung-quoc-a93417.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan