+Aa-
    Zalo

    Giăng lưới tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ lật thuyền tại Lai Châu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cơ quan chức năng đã phải huy động gần 200 người tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích nhưng gặp nhiều khó khăn do con suối nơi xảy ra vụ lật thuyền rất sâu.

    (ĐSPL) - Cơ quan chức năng đã phải huy động gần 200 người tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích nhưng gặp nhiều khó khăn do long hồ thủy điện nơi xảy ra vụ lật thuyền vừa sâu và rộng.

    VOV.VN đưa tin, đến trưa ngày 23/11, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ lật thuyền đánh bắt cá của người dân địa phương, trên lòng hồ thủy điện Sơn La, thuộc khu vực bản Diềng Thàng, xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) xảy ra vào ngày 22/11.

    Hiện trường nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: Quang Minh

    Hiện huyện Sìn Hồ đã chỉ đạo chính quyền địa phương huy động gần 200 người gồm công an, dân quân phối hợp với người dân địa phương tổ chức câu già và thả lưới tìm kiếm, Ông Lê Thanh Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết.

    Các lực lượng thả lưới tìm kiếm nạn nhân. Ảnh: Nguyễn Tùng

    Trước đó, Baotintuc.vn thông tin, vào khoảng 2h sáng ngày 22/11, tại suối Nậm Mạ, khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La, đã xảy ra vụ tai nạn lật thuyền đánh bắt tôm, cá khiến một người chết và một người hiện mất tích.

    Sau khi vụ tai nạn xảy ra, đến cuối giờ sáng cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cháu Phàn A Sang (SN 2005, ở bản Nậm Phìn, xã Căn Co, huyện Sìn Hồ). Còn nạn nhân hiện đang mất tích là Phàn A Đại (SN 1992, ở bản Diềng Thàng, xã Nậm Cha, huyện Sìn Hồ). Hai nạn nhân có quan hệ họ hàng.

    Luật tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa

    Điều 98b. Tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa

    1. Tìm kiếm đường thủy nội địa là việc sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa.

    2. Cứu nạn đường thủy nội địa là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, gồm cả việc sơ cứu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn trên đường thuỷ nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa đến vị trí an toàn.

    3. Tình huống tìm kiếm, cứu nạn đường thủy nội địa là sự cố do thiên tai, thảm họa, tai nạn gây ra trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa có nguy cơ hoặc thực tế đang đe dọa, gây hậu quả tổn thất về người cần thiết phải có biện pháp ứng phó kịp thời, thích hợp để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

    Điều 98c. Nguyên tắc, tổ chức hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa

    1. Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

    a) Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu tìm kiếm, cứu nạn phải được thông báo kịp thời, chính xác cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa;

    b) Tiến hành kịp thời, khẩn cấp bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn;

    c) Ưu tiên cứu người, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản;

    d) Khi thực hiện tìm kiếm, cứu nạn phải bảo đảm an toàn đối với người và phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

    2. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị tìm kiếm, cứu nạn có liên quan tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

    Ngọc Linh (tổng hợp)

    [mecloud]FGTwbFuKzb[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giang-luoi-tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-vu-lat-thuyen-tai-lai-chau-a171177.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.