+Aa-
    Zalo

    Giao tiếp công sở bằng mắt: Bạn đã thử chưa?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Những điều dưới đây tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả không ngờ khi bạn giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên hay cấp dưới của mình.

    (ĐSPL) – Những điều dưới đây tuy đơn giản những lại đem lại hiệu quả không ngờ khi bạn giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên hay cấp dưới của mình.

    Giao tiếp bằng mắt

    Giao tiếp bằng mắt không có nghĩa là bạn sẽ nhìn chằm chằm vào người đối diện. Nếu bạn đang tiếp xúc với ai đó, bạn nên nhìn vào mắt họ để cuộc trò chuyện trở nên thân thiết và gần gũi hơn. Và cũng bằng cách đó, bạn sẽ khiến người đối diện có cảm giác được tôn trọng và lắng nghe nhiều hơn. Ngược lại, bạn không nhìn vào mắt người mà bạn trò chuyện cùng chứng tỏ bạn đang bối rối, không chú ý đến cuộc hội thoại. Giao tiếp bằng mắt sẽ khó khăn bước đầu với những người nhút nhát, nhưng dần dần bạn sẽ cảm thấy quen và dễ dàng hơn.

    Cánh tay, vai, chân

    Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng đầu óc, bạn có thể đứng tại chỗ xoay các khớp tay, chân, vai để giảm mỏi và giúp đầu óc thư thái hơn. Cách thư giãn này đặc biệt hiệu quả với những người không có nhiều thời gian dành cho việc tập thể dục.

     

    Đầu

    Bạn muốn có được sự tự tin hoặc những khi nghiêm túc, bạn nên giữ đầu của mình thẳng. Trong cuộc trò chuyện, bạn cũng nên gật đầu trước câu chuyện bạn đang lắng nghe. Đó thể hiện sự thân thiện và để tâm của bạn với người đối diện. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng điều này vì nó sẽ khiến người kia có cảm giác bạn đang máy móc và khiến cuộc trò chuyện không còn thú vị.

    Miệng

    Dựa vào sự di chuyển của cơ miệng mà người đối diện biết được rằng bạn có đang muốn tiếp chuyện với họ hay muốn dừng lại cuộc hội thoại này. Do vậy, bạn cần chú ý đến cơ miệng của mình mỗi khi trò chuyện.

    Ngồi thẳng

    Bạn nên học cách ngồi thẳng trong phong thái tự tin và thoải mái. Nếu bạn muốn thể hiện sự quan tâm của mình tới vấn đề người đối diện đề cập đến, bạn nên hướng một chút thân mình về phía họ. Bạn cũng nên dựa vào sau một chút để thể hiện sự tự tin của mình, nhưng không nên tựa quá nhiều vì điều đó có cảm giác bạn kiêu ngạo.

    Chân

    Khi bạn ngồi hoặc đứng khi trò chuyện, hãy để hai chân hơi cách nhau một chút. Nó cho thấy rằng bạn đang tự tin và cảm thấy thoải mái với những người xung quanh.

     

    Mỉm cười và cười lớn

    Sự im lặng là điều tối kị trong một cuộc trò chuyện. Bạn nên mỉm cười trước một vài chi tiết trong cuộc trò chuyện hay bật cười trước những câu chuyện hài hước. Đó thực sự hiệu quả để tăng sự kết nối giữa bạn và những người xung quanh. Bạn nên cười một cách tế nhị, làm sao để không cho người khác cảm giác vô duyên và đặc biệt không nên giả tạo nụ cười của mình vì điều đó rất dễ nhận ra.

    Đừng bồn chồn

    Hãy chắc chắn rằng bạn không làm động tác “đứng ngồi không yên” hoặc đan cài các ngón tay vào nhau hay lắc chân. Khi bạn đang cố gắng để cho mọi người hiểu những gì bạn đang nói thì bồn chồn chính là cách khiến họ bị lạc hướng. Bạn hãy hít sâu thở đều để tiếp tục cuộc trò chuyện. Đây là cách quan trọng để bạn cải thiện ngôn ngữ cơ thể của mình.

    Đừng chạm vào khuôn mặt bạn

    Chạm vào mặt và mũi là một thói quen không tốt khi giao tiếp. Bạn phải cải thiện ngôn ngữ cơ thể bạn bằng cách loại bỏ thói quen này ngay lập tức. Chạm vào khuôn mặt khiến bạn trông có vẻ lo lắng và khiến bạn mất tập trung khi giao tiếp.

    Sử dụng bàn tay

    Thay vì chạm vào khuôn mặt thì bạn nên học cách sử dụng bàn tay một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bàn tay mình để mô tả hay diễn giải một điều gì đó. Nó khiến cuộc trò chuyện trở nên sinh động. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì nó sẽ khiến người đối diện mất tập trung.

    Làm chậm

    Nếu bạn đang có thói quen đi lại nhanh thì bạn nên cố gắng đi chậm lại. Điều này làm cho bạn trở nên thoải mái và tự tin hơn. Cũng như vậy, bạn nên nói chậm khi giao tiếp để mọi người có thể nghe được hết những gì bạn muốn nói. Nói quá nhanh khiến người khác có cảm giác bạn đang thiếu tự tin.

    Giữ cột sống thẳng

    Đó là một tư thế tuyệt vời để bắt đầu cuộc trò chuyện. Cột sống cùng với các đốt xương sống phối hợp với dây chằng và các đĩa đệm để bảo vệ tủy sống và là khung đỡ của toàn bộ cơ thể chúng ta. Vì vậy, bạn nên giữ toàn bộ cột sống của mình được thẳng để có một tư thế tốt và tự tin.

    Cốc nước

    Giữ đồ uống gần ngực tạo cảm giác bất an cho người đối diện. Vậy nên bạn nên để đồ uống ở bàn hoặc xa ngực một chút nếu đứng trò chuyện. Bạn sẽ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn.

    Không nên đứng quá gần hay quá xa

    Khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên sự thành công trong giao tiếp. Nếu bạn đứng hoặc ngồi quá gần khi trò chuyện, bạn có thể bị đánh giá là tự đề cao bản thân mình. Còn nếu bạn đứng quá xa thì sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên xa lạ và có khoảng cách.

    Giữ thái độ tích cực

    Khi bạn có thái độ tích cực và thoải mái khi trò chuyện với mọi người. Thực tế cho thấy, thái độ của bạn quyết định rất nhiều đến sự thành công của một cuộc đối thoại. Sẽ mất khá nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để thay đổi thái độ của bạn nhưng những gì mà nó đem lại thì rất có giá trị. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giao-tiep-cong-so-bang-mat-ban-da-thu-chua-a35396.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan