+Aa-
    Zalo

    Giật mình nhiều người uống dầu sau khi nuốt phải amoniac

    • DSPL
    ĐS&PL Sau khi nuốt phải amoniac, một số người thường có thói quen cho nạn nhân uống các loại dầu với mục đích trung hòa axit. Vậy cách xử lý này có đúng không?

    Sau khi nuốt phải amoniac, một số người thường có thói quen cho nạn nhân uống các loại dầu với mục đích trung hòa axit. Vậy cách xử lý này đúng hay sai?

    Tiếp xúc với amoniac nồng độ cao có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp và có thể dẫn đến mù, tổn thương phổi hoặc tử vong; amoniac với nồng độ thấp hơn có thể gây ho, kích ứng mũi, họng.

    Amoniac xuất hiện ở đâu?

    Amoniac (NH3) tồn tại trong tự nhiên và nhiều sản phẩm làm sạch, dây chuyền sản xuất nhà máy. NH3 nhẹ hơn không khí nên thường không tụ lại ở những nơi thấp. Hầu hết nạn nhân ngộ độc amoniac là do hít phải, một số trường hợp nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da.

    Trong môi trường ẩm ướt, amoniac có thể chuyển thành dạng hơi nước nặng hơn không khí, có thể lan ra trên mặt đất và những vùng thấp.

    Khi tiếp xúc với amoniac, cần phải xử trí ngay nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Ảnh: Dân trí

    Khí amoniac thường bị nén dưới dạng lỏng khi ra tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành hơi. Ở dạng hơi, nồng độ của nó sẽ rất cao. Vì vậy, những tai nạn về amoniac rất nguy hiểm bởi tốc độ lan rộng của hơi nhanh và ngưỡng gây độc từ tỉnh táo tới hôn mê rất hẹp.

    Như vậy, mức độ nguy hiểm của khí amoniac đối với cơ thể phụ thuộc vào đường tiếp xúc cũng như liều lượng và thời gian.

    Khi xâm nhập vào người, amoniac tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào. Các mô tổn thương lại bị thoát dịch sẽ làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể dẫn tới bệnh phổi mạn tính.

    Ảnh hưởng sức khỏe

    Amoniac có tính ăn mòn. Nếu tiếp xúc với nồng độ cao amoniac trong không khí gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Điều này có thể phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp. Hít nồng độ thấp hơn có thể gây ho và kích ứng mũi họng, kích ứng mắt gây chảy nước mắt.

    Nếu tiếp xúc với amoniac đậm đặc, da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng. Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc tử vong.

    Nếu vô tình ăn hoặc uống amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.

    Biểu hiện khi ngộ độc amoniac

    Hô hấp: Ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè.

    Mắt, miệng, họng: Chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, môi sức.

    Tim mạch: Nhanh, mạch yếu, sốc.

    Thần kinh: Lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ.

    Da: Môi xanh lợt màu, bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu.

    Dạ dày và đường tiêu hóa: Đau dạ dày nghiêm trọng, nôn.

    Sơ tán khẩn cấp khi phát hiện sự cố rò rỉ amoniac trong khu vực. Ảnh: Tri thức trực tuyến

    Cách xử lý khi bị nhiễm độc amoniac

    Khi phát hiện ở trong môi trường nhiễm độc amoniac, cần nhanh chóng di chuyển khỏi nơi nhiễm amoniac.

    Nếu amoniac xuất hiện ở khu vực trong nhà, hãy đi ra ngoài. Nếu xảy ra ở bên ngoài thì cần đi vào trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ. Nếu đang sử dụng điều hòa thì cần tắt ngay.

    Nếu đã tiếp xúc trực tiếp, cần nhanh chóng rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước. Nếu mang kính sát trong thì tháo bỏ, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo lại. Đặc biệt lưu ý, không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da.

    Về trang phục, cần hanh chóng cởi bỏ quần áo dính amoniac. Nếu là áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng để tránh gây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Sau đó, cần để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.

    Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải NH3 cần nhanh chóng cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi.

    Một số người thường có thói quen cho nạn nhân uống các loại dầu với mục đích trung hòa axit. Tuy nhiên, trong trường hợp này, không được gây nôn và không cho nạn nhân uống dầu. Nếu nạn nhân nôn thì phải để đầu thấp hơn chân để tránh vật nôn lọt vào phổi. Sau đó, đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa.

    Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh, cần tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.

    Những nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng như ho nặng, kéo dài, phỏng họng… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay để không nguy hiểm tính mạng. 

    Liên quan đến sự cố nhiễm độc amoniac, chiều 10/10, một xe bồn chở khí amoniac đến cơ sở nằm trên đường An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM, đã xảy ra sự cố rò rỉ.

    Theo điều tra ban đầu, sự việc xảy ra khi công nhân chiết nạp khí Amoniac hoá lỏng vào chai lọ. Đang làm thì bình gas phát nổ, dẫn đến bể đường ống dẫn khí NH3.

    Sau khi đo đạc nồng độ amoniac trong môi trường tại khu vực, Sở Y tế TP HCM thấy nồng độ tại cơ sở sang chiết vẫn còn cao nên khuyến cáo người dân mở cửa cho thông thoáng.

     Ba trong bốn trường hợp được đưa đi cấp cứu đã ổn định nhưng vẫn được bệnh viện lưu lại theo dõi, người còn lại vẫn thở oxy. 200 người dân sống xung quanh và 1.040 học sinh, giáo viên trường tiểu học An Phú Tây 2 nằm cách đó khoảng 300 m cũng phải sơ tán.


    Vũ Đậu
    (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giat-minh-nhieu-nguoi-uong-dau-sau-khi-nuot-phai-amoniac-a204835.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan