+Aa-
    Zalo

    Giật mình với sự trở lại ma quái của... “nhạc ma túy”

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Xuất thân từ Mỹ, loại hình âm nhạc gây nghiện với những biến chứng chết người như loạn thần, tổn thương não đang "đổ bộ" vào Việt Nam khiến nhiều thanh thiếu niên quay cuồng, phát sốt.

    (ĐSPL) - Xuất thân từ Mỹ, loại hình âm nhạc gây nghiện với những biến chứng chết người như loạn thần, tổn thương não đang "đổ bộ" vào Việt Nam khiến nhiều thanh thiếu niên quay cuồng, phát sốt. Thứ "âm nhạc chết người" ấy được các "nô lệ" của nó gọi là Idosing! Du nhập vào Việt Nam từ năm 2010, Idosing từng là trào lưu quái đản của giới trẻ. Lắng đi một thời gian, loại "nhạc ma túy" này đang trở lại trong giới trẻ với những dấu hiệu "lợi hại" hơn trước rất nhiều...

    "Ma tuý số" và những "thủ đoạn lợi hại"

    Để có những trải nghiệm về việc nghe "nhạc ma túy", tôi đã lên mạng và tìm nghe một số bản nhạc Idosing mà ca sỹ M.Q. đã từng giới thiệu trên trang cá nhân của mình. Đây là những bản nhạc hay và "phê" nhất thế giới (!?),khi những âm thanh chát chúak, rùng rợn vang lên thì mọi người đều cảm nhận rằng, nó đáng sợ như những đoạn nhạc "dọa ma" trong một số bộ phim kinh dị. Thế nhưng, những bản nhạc này lại đang làm "mưa làm gió trong giới trẻ" với những thủ thuật lôi kéo người nghe mới, thác loạn.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, Idosing là những bản nhạc được tạo nên bằng cách kết hợp các âm thanh lớn, tạo cảm giác rùng rợn của sự chết chóc, tra tấn, tiếng động cơ, máy bay... được quảng cáo là có thể mang lại cảm giác "phê" như hút "cỏ", cần sa... Đây cũng là lý do vì sao Idosing được gọi là "ma túy số". Bản chất của loại nhạc này là hiệu ứng nghe hai tai, khi kết hợp hai loại tông nhạc khác nhau được phát ra, ở tần số âm lệch nhau một chút. Lúc này, người nghe cảm giác, họ đang nghe một loại nhịp nhanh, bởi hai tai nhận hai sóng âm khác nhau. Đặc biệt, một trong hai sóng âm đó sẽ gây cảm giác nhạc như phát ra từ  trong não, âm thanh chạy đi, chạy lại trong đầu từ bên phải sang bên trái và ngược lại. Chính điều này làm một bộ phận người nghe có cảm giác như đang sử dụng chất kích thích.

    Quân Trung, một tay chơi có hạng của "nhạc ma tuý" cho biết: "Với những ai thường xuyên đi bar hay vào vũ trường nhảy nhót, "cắn lắc", "nhạc ma túy" hay "ma túy ảo"... không phải là cụm từ xa lạ. Nhiều người cho rằng, thứ âm nhạc này chỉ dành cho dân chơi. Thế nhưng, lần trở lại này, nó lôi kéo tất cả các bạn trẻ có chút chất chơi vào cuộc một cách từ từ. Đầu tiên chỉ là nghe nhạc, sau đó là "phê" và thế là cởi hết để thác loạn. Nó chẳng khác gì ma tuý đá. Ngoài cởi hết, tự nhiên thái quá khi nghe nhạc này thì nó giống như người dùng ma tuý đá, vừa nghe nhạc, vừa thác loạn tập thể để cùng "phê".  Điều nguy hiểm hơn, người nghe thứ nhạc này nghiện rất nhanh và họ liên tục có "mánh" rê, kêu gọi người khác cùng tham gia hội, nhóm. Rồi, cùng nhau "săn lùng" những bản Idosing hot nhất, "ác liệt" nhất để "chiến",  bình luận, "chơi" nhau trên các diễn đàn của thế giới ảo. Khi "phê" nhạc và thác loạn tập thể chưa đã, họ thường tiếp tục giúp nhau "tự sướng" để qua cơn "phê", tránh bị người khác phát hiện là kẻ có hành vi bất thường...".

    Quang Tuấn, một dân chơi trên phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội không ngại chia sẻ: "Idosing đúng là thứ âm nhạc kỳ diệu! Hai tai hai tần số, bên lớn bên nhỏ, bên nhanh bên chậm... giúp cho người nghe có cảm giác quên hết hiện thực, chỉ "phiêu" theo đoạn nhạc thôi. âm thanh dập ầm ầm, dập tới bến, lúc đó mình quay cuồng, có cảm giác như mình là siêu anh hùng, có thể làm được tất cả mọi việc... Muốn nghe "nhạc ma túy" cho đã phải mở head -phone hết cỡ, để khi trong não mình vọng ra thứ âm thanh ong ong,  mạch máu hai bên thái dương giật giật, có cảm giác mình đang trồi lên sụt xuống...  thì lúc đó mới được gọi là "phê". Lúc đang "phê" đó, dù ở đâu, người nghe cũng có nhu cầu tự lột đồ và thác loạn tập thể. Đây là sự trở lại "lợi hại" hơn xưa rất nhiều lần trước đó của "nhạc ma tuý".

    Tôi hỏi, vẫn là nó, sao lại "lợi hại" hơn trước? Quang Tuấn bảo: "Sao lại vẫn là nó? Lần trở lại này, nó không phải là nó nữa rồi. Cùng những loại nhạc trước đây, những bản hít của nó có nhiều âm thanh kích thích dục tính của con người vô cùng. Khi đã "phê" rồi thì người nghe khó có thể kiểm soát được bản thân!?".

    Giật mình với sự trở lại ma quái của...  “nhạc ma túy”
    Nhiều bạn trẻ nghiện nghe "nhạc ma túy". (Ảnh minh họa)

    Từ nghe nhạc "ảo" đến dùng ma túy thật

    Theo các chuyên gia nước ngoài, Idosing là những bản nhạc được tạo nên bằng công nghệ cao, kết hợp các thanh âm tạo cảm giác rùng rợn của sự tra tấn, chết chóc, hủy diệt. Tuy nhiên, nó lại được một số trang web quảng cáo là có thể đem lại cảm giác "phê như lên mây" cho người nghe. Trần Hoàng Long, sinh viên khoa Thanh nhạc, Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam cho biết: "Ban đầu, tôi thử "nhạc ma túy" bằng cách tắt volume đi và quan sát, thấy cột sóng âm nhảy lên nhảy xuống loạn xạ. Sau đó, tôi vặn volume lên chút nữa thì chỉ thấy một thứ tạp âm nghe hơi giống loa hỏng, chỉ khác là cảm thấy nó lần lượt lượn qua lượn lại hai bên tai ta, nghe được khoảng năm giây thì thấy đầu ong ong, tim đập dồn nhịp hơn. Tôi phát hiện ra quy tắc của nó là dùng sóng âm tác động lần lượt qua hai bên tai, đánh lừa não bộ. Tôi không tin là chỉ có thứ tạp âm đó mà được người ta gọi là "nhạc", bèn vặn volume to thêm chút nữa. Lúc này, tôi nghe thấy chút giai điệu nghe như tiếng flute ta thường thấy trong phim ma Nhật, có lẽ không thể coi nó là "giai điệu chính", mà chỉ là một chất xúc tác khiến người nghe tập trung, tưởng tượng ra sự ghê rợn và đương nhiên sẽ bị mắc vào "bẫy" sóng âm. Là một người học nhạc, nhưng tôi cũng không thể nghe được loại "nhạc ma túy" này.

    Hoàng Long "bật mí", một số dân chơi mà anh quen còn có cách nghe nhạc rất nguy hiểm, đó là từ những bản "nhạc ma túy" ảo, họ còn thử dùng ma túy thật để xem sự kết hợp giữa thật và ảo như thế nào? Xâm nhập vào thế giới của dòng nhạc gây nghiện ấy,  Long "lạnh người" khi được biết, nhiều tay chơi râm ran rằng sẽ "lên đến đỉnh" nếu ai đó vừa "phê hàng ảo lẫn hàng thật". Nếu chỉ "phê thuốc" thì chưa đã, "cắn lắc" rồi mà "phê" Idosing nữa thì cứ như lên chín tầng mây, thậm chí không làm chủ được hành động của mình.

      Theo Long, dù không phải một loại ma túy gây nghiện, nhưng Idosing rất có thể sẽ là cầu nối đưa người nghe tìm đến chất gây nghiện. Tuy nhiên, từ nghe nhạc "ảo" đến việc dùng ma túy thật là một quá trình nguy hiểm. Theo khoa học, khi não bộ thường xuyên bị âm thanh tác động mạnh, con người sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng. Nguy hiểm hơn, não bộ vẫn tiếp tục lưu giữ âm thanh đó, cho dù việc nghe nhạc đã chấm dứt. Hiện tượng này còn gọi là ảo giác âm thanh, gây ức chế thần kinh. Đặc biệt, với những người bị suy yếu thần kinh hoặc gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh khi hiện tượng trên lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Quân Trung cho hay, gần đây, cư dân mạng chuyền tay nhau clip một thanh niên khỏa thân nhảy múa trên nóc nhà với lời đồn đoán do tác hại của việc nghe "nhạc ma túy" nhiều giờ. Câu chuyện này nhanh chóng trở thành chủ đề nóng của cư dân mạng, đặc biệt là dân chơi "nhạc ma túy" nếu không có kiến thức vững vàng dễ bị kẻ xấu rủ rê dẫn đến dùng ma túy thật. Vì thế, một số chuyên gia âm nhạc đã cho rằng, không ít thì nhiều, "nhạc ma túy" đã và đang gặm nhấm cả thể xác và tinh thần của một bộ phận không nhỏ những bạn trẻ thiếu bản lĩnh. Nếu một số ca sỹ trẻ mà "trót  lỡ" nghe nhạc Idosing trong một thời gian dài thì con đường đến với nghệ thuật chân chính là rất xa vời.                                          

    Có thể điếc nếu thường xuyên nghe nhạc Idosing

    Ca sỹ Anh Quân cho biết, chỉ riêng việc nghe dòng nhạc thông thường, mở âm thanh cực đại đã làm tổn thương màng nhĩ, ù tai, thậm chí điếc. âm nền ở môi trường bình thường từ 55-60 decibel (dB), nếu âm thanh hơn 80 dB và thời gian tiếp xúc âm thanh lớn thường xuyên từ ba tháng trở lên sẽ có nguy cơ gây điếc, chóng mặt, tổn thương tiền đình. Nhạc Idosing với những âm thanh rú rít, tiết tấu nhanh và dị thường, độ ồn thường vượt quá 80 dB (ngưỡng gây điếc) thì chắc chắn tác hại sẽ vô cùng lớn đến tai.

    Nhạc sỹ Xuân Phương cho biết, Idosing là loại nhạc ma quái, chỉ những dân chơi mới thích cảm giác rùng rợn, chát chúa của loại âm nhạc này, một số ca sỹ trẻ cũng "học đòi" nghe nhạc này để "phê". Nhiều vũ trường ở Hà Nội cũng dùng những đoạn nhạc này để mở cho một số dân chơi là khách quen. Tuy nhiên người học nhạc và ca sỹ chân chính thì rất "sợ" những đoạn nhạc ma quái này, vì nó làm hỏng tai nghe và ảnh hưởng đến sự thẩm âm của người nghệ sỹ".


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giat-minh-voi-su-tro-lai-ma-quai-cua-nhac-ma-tuy-a32526.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    (ĐSPL) NSND Trung Kiên là một trong số ít những nghệ sỹ lớp đầu của dòng nhạc cách mạng. Đã lâu rồi, ông không xuất hiện trong các chương trình biểu diễn, với lý do tế nhị... nhường sân khấu cho lớp trẻ. Và có lẽ, cũng vì câu hỏi vô tình của học trò đã chạm vào tự ái nghề nghiệp làm đau lòng bậc thầy, người đứng trên sâu khấu là cháy hết mình, hát bằng sức lực của mình, không bao giờ hát nhép.