+Aa-
    Zalo

    Giúp thí sinh định hướng chuẩn xác khi làm bài thi tốt nghiệp môn Văn

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Kỳ thi THPT quốc gia 2015 cận kề, các thí sinh cần định hướng chuẩn xác khi làm bài thi tốt nghiệp các môn, đặc biệt là môn Văn.
    (ĐSPL) -  Kỳ thi THPT quốc gia 2015 cận kề, các thí sinh cần định hướng chuẩn xác khi làm bài thi tốt nghiệp các môn, đặc biệt là môn Văn.
    Được biết, các môn thi đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 vẫn theo cấu trúc năm 2014, và môn Văn cũng không phải là ngoại lệ.

    Video: Bí quyết luyện thi tốt.

    Tại chương trình Giao lưu tư vấn trực tiếp Vì tương lai với chủ đề Phương pháp ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả cho kỳ thi THPT quốc gia 2015 do báo Đất Việt tổ chức, TS Phạm Hữu Cường, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: "Về cấu trúc đề thi môn Văn năm 2015 tới đây, về cơ bản sẽ làm theo thang điểm 20. Môn Văn sẽ thi 180 phút. Về cấu trúc đề thì chủ trương của Bộ sẽ nâng phần đọc hiểu lên một chút. Cấu trúc đề thi có thể có 3 câu: phần đọc hiểu, phần nghị luận xã hội, phần về nghị luận văn học. Câu nghị luận văn học sẽ hướng đến vận dụng và vận dụng cao, đồng thời kiểm tra kiến thức và kỹ năng của các em. Xu hướng vẫn sử dụng bài bình luận, so sánh".
    "Theo tôi, đề thi năm nay sẽ không có phần lựa chọn như mọi năm. Phần đọc hiểu, Bộ nhận mạnh sẽ dùng một số dữ liệu trong và ngoài chương trình. Theo tôi nó sẽ tích hợp về hiện tượng đời sống và tư tưởng đạo lý", thầy Cường nhận định.

    Ảnh minh họa.

    Liên quan đến cấu trúc đề thi môn Văn năm 2015, cô Đỗ Thị Thu Hằng, giáo viên Ngữ văn, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam phân tích thêm, với vấn đề định dạng cấu trúc đề môn Văn không chỉ học sinh mà các thầy cô cũng rất lo lắng về đề thi. Với xu hướng ra đề 180 điểm thì sẽ có 3 câu rõ ràng. Mức độ câu hỏi sẽ có sự phân loại rõ ràng. Đối với những học sinh có năng lực khá giỏi cần phải làm phần nâng cao tốt hơn, vận dụng nâng cao phải so sánh, bình luận và thể hiện quan điểm cá nhân.
    Để giúp các thí sinh khi ôn thi tốt nghiệp - đại học định hướng chuẩn xác cũng như tránh mất điểm, trên báo Tri thức trực tuyến, giáo viên Phạm Quang Mỹ, hiện là giáo viên trường Quốc tế Á Châu (TP.HCM) đã đưa ra một số lưu ý quan trọng.

    Phần Đọc – Hiểu văn bản

    - Đọc kỹ qua toàn bộ nội dung mà đề yêu cầu.
    - Xác định rõ các biện pháp nghệ thuật; ngữ pháp tiếng Việt đã học (nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điệp ngữ, điệp từ, liệt kê,…; câu đơn, câu ghép, câu phức; sửa lỗi sai của từ, chính tả…).

    Phần Viết

    Đây là phần trọng tâm trong cấu trúc đề thi Tốt nghiệp THPT. Ở phần này sẽ có 2 phần là Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học.
    Nghị luận xã hội: Nắm vững cấu trúc dàn ý của dạng 1 (nghị luận về một tư tưởng, đạo lý) và dạng 2 (nghị luận về một hiện tượng xã hội).
    - Ở dạng 1: Đọc kỹ và tìm hiểu từ khóa (keyword) để định hướng cần làm gì và giải thích chính xác hơn.
    - Ở dạng 2: Thường sẽ hướng đến những vấn đề, thực trạng đang diễn ra của xã hội. Trong phần mở bài, học sinh cần nêu được tính cấp thiết của vấn đề; thân bài nêu được các yếu tố của vấn đề, kết bài khái quát và liên hệ thực tế bản thân.
    Bên cạnh đó, học sinh cần chú ý các kỹ năng làm văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; danh nhân văn hóa; đặc sản vùng miền… và văn tự sự (kể lại cuộc gặp gỡ một nhân vật, một sự kiện nào đó…).
    Nghị luận văn học:
    - Nắm vững nội dung tư tưởng của từng bài, các khía cạnh, vấn đề trọng tâm của từng tác phẩm.
    - Hướng ra đề đối với tác phẩm thơ, học sinh cần học thuộc các bài quan trọng (Tây Tiến, Việt Bắc, Sóng, Đàn ghi-ta của Lor-ca, Đất Nước), để đề phòng trường hợp không có trích dẫn hoặc cần dữ liệu cho vào bài.
    - Đối với văn xuôi, từng tác phẩm cần hệ thống kiến thức theo chủ đề một cách rõ ràng, lập sơ đồ, các ý chính cần nắm. Trong các tác phẩm văn xuôi chú ý về cách phân tích nhân vật theo trình tự như sau: hoàn cảnh, số phận, ngoại hình, tính cách, phẩm chất…
    Đồng thời, khi nhận được đề thi, học sinh cần đọc kỹ đề và xác định nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau. Câu nào không biết để đó làm sau, dành thời gian làm những phần còn lại.

    LINH SAN(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giup-thi-sinh-dinh-huong-chuan-xac-khi-lam-bai-thi-tot-nghiep-mon-van-a89006.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan