+Aa-
    Zalo

    Hạ chặt 6.700 cây xanh, Hà Nội sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh, làm mất đi thảm xanh của thiên nhiên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người, nhiệt độ..."

    (ĐSPL) -  "Việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh, làm mất đi thảm xanh của thiên nhiên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người, nhiệt độ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ô nhiễm không khí đang ngày nhức nhối hơn.", giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng cây di sản cho biết.
    Hà Nội có thể lâm vào cảnh ô nhiễm nặng
    Những ngày qua, Hà Nội đang tiến hành chặt bỏ, thay thế cây xanh trên một số đường. Đây là việc làm nằm trong kế hoạch chặt hạ khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố do Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện theo đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố đã được Ủy ban Nhân dân thành phố thông qua.
    Phản ứng trước thông tin trên khi trao đổi trên báo VietnamPlus/TTXVN, giáo sư Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng cây di sản, cho rằng việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh có thể sẽ khiến các tuyến phố của Hà Nội lâm vào cảnh ô nhiễm không khí nặng nề hơn.
    "Cây xanh là “lá phổi” điều hòa không khí rất quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con người, cũng như góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày diễn biến phức tạp, sự xuất hiện của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đô thị hóa nhanh lại càng có ý nghĩa to lớn.
    Đối với Hà Nội, từ trước đã được cộng đồng thế giới biết đến là thành phố xanh với nhiều dãy cây cổ thụ được trồng cách đây cả trăm năm. Chính các cây xanh này cũng đã góp phần tạo nên một Hà Nội thanh lịch, hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường.
    Thế nhưng, trong quá trình phát triển, nhiều cây xanh ở Hà Nội đã bị đốn hạ, việc này không chỉ để lại nỗi buồn cho những nhà bảo tồn như tôi, mà nhiều người dân cũng bày tỏ những trăn trở, lo lắng, nhất là khi nghe thông tin khoảng 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố của Thủ đô sẽ bị chặt hạ.", giáo sư Đặng Huy Huỳnh cho biết.
    TP.HCM: Tiếp tục đốn hạ cây xanh để xây dựng cầu Thủ Thiêm 2:

    GS Huỳnh nói thêm: "Việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh, làm mất đi thảm xanh của thiên nhiên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người, nhiệt độ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp và ô nhiễm không khí đang ngày nhức nhối hơn.
    Ngay từ sau Tết, tình hình thời tiết như lạnh, mưa, nồm, ẩm đã diễn biến rất khó chịu. Việc thay đổi này thực tế cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người dân Hà Nội, nhất là người già và trẻ em. Điều này cho thấy, nếu có thảm cây xanh, độ nóng, ẩm sẽ giảm bớt đi…
    Một điều nữa chúng ta cần phải nghĩ là, nếu việc chặt cây chúng ta làm không tốt có thể sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục. Bởi từ nhiều năm nay, Nhà nước đã có chủ trương kêu gọi toàn dân trồng cây, trồng rừng. Chủ trương này cũng đã được đưa vào giáo dục trong các trường học nhằm hướng tới mục đích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu."

    Chặt hạ hàng loạt cây phượng trên đường Lê Duẩn

    Dấy lên làn sóng hành động vì cây xanh
    Trao đổi trên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Hoài Nam- Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội thông tin, việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh, UBND thành phố Hà Nội chỉ hỏi ý kiến HĐND về mặt chủ trương: “Thành phố có báo cáo HĐND về mặt chủ trương là thay thế những cây sâu mọt, cây không đúng chủng loại… Còn cụ thể chặt bao nhiêu cây, chặt cây nào, ở phố nào, thay thế ra sao thì thành phố tự quyết định”, ông Nam cho hay.
    Trên khắp các diễn đàn mạng, người dân đều không giấu được sự tiếc nuối trước quyết định sẽ chặt hàng ngàn cây xanh của thành phố Hà Nội. “Phải mất hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm chúng ta mới có được những hàng cây đẹp như thế. Có những hàng cây đã thành biểu tượng, là dấu ấn của Hà Nội. Giờ chặt hết, Hà Nội còn lại gì ngoài bê tông?”, một ý kiến đầy tiếc nuối.
    Thậm chí trên mạng xã hội Facebook, một nhóm kêu gọi dừng đề án thay thế cây ở Hà Nội và kêu gọi hành động vì cây xanh. Chỉ sau 12 tiếng, nhóm đã nhận được hơn 10.000 người ủng hộ. Một số thành viên đã in thông điệp “Tôi là một cái cây khỏe mạnh, đừng chặt tôi” dán lên những thân cây bị đánh dấu X (cây bị chặt) tại đường Nguyễn Chí Thanh.
    Trên các tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Lê Duẩn, Quang Trung, Ngô Quyền, Ngô Thì Nhậm… có thể bắt gặp cảnh công nhân đang chắn đường để chặt cây xanh. Bà Nga, bán nước tại ngã ba Quang Trung - Ngô Văn Sở cho biết, cây xà cừ trước mặt đã có ở đây từ khi bà còn nhỏ, nay chặt đi để lại nhiều tiếc nuối. Bà Nga nói. Nhiều người dân quanh khu vực băn khoăn về kinh phí di chuyển cây xanh, theo bạn Đỗ Đức Minh, Đại học Hà Nội thì cây xanh ở đường Quang Trung đều đang rất đẹp. “Sau khi chặt, phần gốc phẳng lì không hề có sâu mục, tại sao vẫn chặt những cây như vậy” - sinh viên này bức xúc.
    Trên tuyến đường Lê Duẩn, khoảng chục công nhân đang tiến hành đốn hạ các loạt cây phượng trước cửa công viên Thống Nhất. Công việc chặt, thay thế cây tại đường Nguyễn Chí Thanh đã được thực hiện gần 1 tuần. Đến chiều ngày 18/3, hai bên vỉa hè tuyến phố này gần như hoàn thành việc di chuyển, chặt hạ các cây xanh. Hàng hoa sữa hai bên đường đã được thay thế bằng hàng cây cọc cao chừng 5 - 6 mét.
    AN NHIÊN (Tổng hợp)



    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-chat-6700-cay-xanh-ha-noi-se-bi-anh-huong-khong-nho-a87833.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan