+Aa-
    Zalo

    Hà Nội ra văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch bệnh Ebola

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Sau khi WHO ban bố tính trạng khẩn cấp về dịch bệnh Ebola, HN đã ra văn bản hỏa tốc yêu cầu giám sát chặt chẽ khách du lịch, người lao động về từ các vùng dịch

    (ĐSPL) – Sau khi WHO ban bố tính trạng khẩn cấp về dịch bệnh Ebola, Hà Nội đã ra văn bản hỏa tốc yêu cầu giám sát chặt chẽ khách du lịch, người lao động về từ các vùng có dịch.

    Trước tình hình dịch bệnh Ebola diễn biến phức tạp tại các nước Tâp Phi gồm Guberia, Nigeria, Sierra Leone, Ghân Togo, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến cáo virus Ebola không tồn tại trong không khí mà lây truyền sang người khi tiếp xúc gần với dịch thể của người, động vật nhiễm hay chết do nhiễm virus và “không loại trừ lây sang đường hàng không”.

    Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh do virus Ebola là người mắc bệnh do virus Ebola thường xuyên xuất hiện các triệu chứng: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

    Hà Nội ra văn bản hỏa tốc về phòng chống dịch bệnh Ebola

    Hà Nội yêu cầu tăng cường, giám sát chặt chẽ khách du lịch, người lao động về từ các vùng có dịch Ebola.

    Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, virus lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gorila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

    Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể như phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus.

    Thậm chí cán bộ y tế cũng có nguy cơ nhiễm virus Ebola khi chăm sóc bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh này nếu không áp dụng các biện pháp phòng hộ thích hợp. Hiện vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh hay phương pháp điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.

    Theo ghi nhận, tại Việt Nam đến nay chưa xuất hiện trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình dịch bệnh tại các nước Tây Phi và Philippin đã xuất hiện 7 ca bệnh nghi ngờ, nguy cơ dịch sốt xuất huyết do virus Ebola có thể xâm nhập vào Việt Nam và có khả năng lây lan tại cộng đồng nếu không chủ động phòng chống. Bệnh có thể xâm nhập vào Việt Nam thông qua khách du lịch, người lao động về từ vùng có dịch hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua các vùng dịch.

    Để chủ động phòng chống bệnh dịch sốt xuất huyết do virus Ebola, một số quốc gia đã tăng cường kiểm dịch tại cửa khẩu, sân bay. Trước diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola đảm bảo chủ động ứng phó.

    Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế giám sát dịch bệnh với các đối tượng có nguy cơ, phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức kiểm dịch y tế tại cửa khẩu, giám sát chặt chẽ các trường hợp khách du lịch, người lao động về từ các vùng có dịch hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua các vùng có dịch Ebola; sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa để kịp thời phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm …

    Trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã phải giám sát chặt chẽ các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu, triệu chứng bệnh tại các cơ sở y tế và cộng đồng, đặc biệt lưu ý các trường hợp mới trở về Việt Nam từ vùng bệnh dịch Ebola để theo dõi, chẩn đoán và xử lý kịp thời, nhằm hạn chế thấp nhất tử vong.

    Thay mặt UBND thành phố, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải huy động các lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến động vật gây bệnh Ebola. Đồng thời giám sát, kiểm tra nhóm có nguy cơ cao nhiễm bệnh dịch, nhất là nhóm công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ha-noi-ra-van-ban-hoa-toc-ve-phong-chong-dich-benh-ebola-a45293.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Virus Ebola “tấn công” châu Âu

    Virus Ebola “tấn công” châu Âu

    (ĐSPL) – Virus Ebola đã “tấn công” châu Âu khi nhà truyền giáo Miguel Pajares đã trở thành bệnh nhân đầu tiên của Tây Ban Nha nhiễm virus chết người này.